Ryan Yasin gửi một quần áo làm quà cho đứa cháu trai mới sinh của mình. Và khi món quà được giao tận tay, cậu bé đã “quá khổ” với bộ quần áo rồi. Hiện tại Yasin sinh đang theo học cao học chương trình Kĩ thuật Thiết kế Sáng tạo tại trường Cao đẳng nghệ thuật Royal ở London, đã lấy cảm hứng từ vấn đề quần áo trẻ em không mặc được nhiều lần, vì chúng sẽ lớn rất nhanh. Anh tự hỏi rằng có thể thiết kế một bộ trang phục trẻ em có thể đi theo chúng theo năm tháng được hay không.

Anh bắt đầu thử nghiệm và nhận ra rằng, bằng cách gấp nếp loại vải tổng hợp theo một kiểu mẫu đồng nhất, bộ quần áo hoàn toàn có thể kéo giãn ra cả hai hướng. Yasin đã may chiếc quần đầu tiên và tạo ra những nếp gấp bằng cách ép vải trong một cái khuôn đặt trong lò vi sóng. Mẫu thiết kế đầu tiên này đã thành công: nó vừa vặn với cháu trai và cả đứa cháu gái hai tuổi của anh.

Một dòng sản phẩm áo khoác ngoài, phi giới tính và chống thấm nước mang tên Petit Pli, hiện đang được phát triển với công nghệ tương tự. Trẻ em thông thường sẽ lớn trong sáu hay bảy kích thước tiêu chuẩn trong hai năm đầu sau khi sinh. Vì thế, áo khoác mới ra mắt của thương hiệu này có thể đồng hành cùng những đứa trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi.

Xét về lí thuyết, cha mẹ có thể vun vén chi tiêu và tránh lãng phí nhờ cách này. Yasin chia sẻ: “Tôi tin rằng các bậc cha mẹ và những đứa con của họ đều đang cùng trải qua một giai đoạn mà họ sẽ học được thêm nhiều điều. Có thể nói rằng, chính Petit Pli đã mang đến một thông điệp rằng “thời trang ăn liền” đã lỗi thời và tuổi thọ của quần áo mới là điều mấu chốt. Tôi rất mong nhiều người sẽ hiểu điều này.”

Ngoài việc cha mẹ có thể tiết kiệm tiền khi chẳng cần phải mua đến tận sáu cái áo khoác khi con của họ lớn lên, họ còn có thể tránh được việc những chiếc áo khoác này sẽ gây lãng phí, ô nhiễm môi trường và vân vân.

Các mẫu thiết kế có một số nét tương đồng với sản phẩm mới có tên là “áo thun bong bóng” - có thể nới rộng. Điểm khác biệt giữa bộ quần áo của Yasin những chiếc “áo thun bong bóng” chính nằm ở chỗ Yasin đã tính toán rất kĩ trong từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ.

Nếp gấp dạng lưới hướng xuống dưới giúp nước mưa và thức ăn của trẻ có thể rơi xuống dễ dàng mà không bám bẩn trên chiếc áo. Khi không sử dụng, chiếc áo khoác có thể được gấp nhỏ trong túi của cha mẹ. Loại vải này đủ bền để không bị sờn đi theo năm tháng, nhưng ngay cả trong trường hợp bị sờn, nó hoàn toàn có thể được tái chế. Yasin hiện đang nghiên cứu một hệ thống tái chế nhằm biến vải từ những bộ quần áo cũ thành bộ trang phục mới toanh.

Yasin không mong các bậc cha mẹ sẽ suốt ngày cho con mặc những bộ quần áo như thế này. Bởi một lẽ, thiết kế này sử dụng loại vải tổng hợp, chúng được dùng giống như áo khoác hơn là áo mặc trực tiếp lên người. Trong hiện tại, anh đang tìm tòi những loại thiết kế mới. “Để tăng nhận thức của mọi người về việc lãng phí quần áo, chúng tôi đang nỗ lực để phát triển phân khúc của mình để tạo ra nhiều loại hàng may mặc hơn trước.”

Theo GenK