Kế hoạch nhằm chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Bình Dương từ nay đến năm 2030.
Mục đích của kế hoạch là triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 – 2030' trên địa bàn tỉnh bên cạnh đó giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Dương.
Kế hoạch cũng nhằm tổ chức xây dựng, khai thác tốt các loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng, mở rộng ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Dương. Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Dương.
Kế hoạch bao gồm những nhiệm vụ cụ thể:
1. Khảo sát, kiểm kê và lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số; Phấn đấu hoàn thành công tác khảo sát, kiểm kê, phân loại, đánh giá thực trạng và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số; lập hồ sơ từ 1 di sản thuộc loại hình này trên địa bàn tỉnh đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghiên cứu, sưu tầm, phân loại di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số đã, đang bị mai một để định hướng các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu các dân tộc thiểu số, các loại hình có tiềm năng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương; Tổ chức Hội thảo khoa học về những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai đề án.
2. Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho công chức văn hóa và các chủ thể văn hóa (nghệ nhân, người có uy tín...) trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc thiểu số tại địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, về khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch cho đội ngũ công chức văn hóa tại cơ sở.
Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực thực hành, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho các nghệ nhân, người có uy tín; Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho công chức văn hóa và các chủ thể văn hóa về kiến thức du lịch, kỹ năng ứng xử giao tiếp phục vụ du lịch; Phấn đấu 70% công chức, viên chức văn hoá, nghệ nhân, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
3. Tổ chức phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Hỗ trợ và nghiên cứu tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, tái tạo, phổ biến giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng, gia đình, trường học và các khu, điểm du lịch; Hỗ trợ xây dựng và vận hành các mô hình câu lạc bộ, đội văn nghệ, Hội, Chi hội sinh hoạt văn hóa dân gian, bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số...; Phấn đấu 50% ấp có đội văn hoá, văn nghệ, câu lạc bộ truyền thống, hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu tại các điểm du lịch cộng đồng và trong các dịp tết, lễ, hội truyền thống nhằm giao lưu, trình diễn, tạo môi trường thực hành và trao truyền các loại hình di sản văn hóa, các loại hình dân ca, dân vũ,… tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa…; Hỗ trợ cộng đồng tổ chức thực hành để bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc ngay chính trong đời sống cộng đồng; phát huy vai trò của các quy ước trong bảo tồn các giá trị văn hóa.
Xây dựng mô hình câu lạc bộ văn hóa văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương; Phục hồi một số làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc tiêu biểu để tổ chức thực hành, biểu diễn định kỳ hằng năm gắn với hoạt động phát triển du lịch của địa phương; phấn đấu 40% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng gắn với phát triển du lịch.
Đổi mới công tác tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng trong các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của các dân tộc thiểu số; tổ chức Liên hoan dân ca các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ thí điểm từ 3 đến 5 mô hình câu lạc bộ văn hóa văn nghệ hoạt động hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại địa phương; Các khu, điểm du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số duy trì hoạt động ít nhất 1 câu lạc bộ/đội văn nghệ phục vụ phát triển du lịch.
Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan, Giao lưu văn hóa văn nghệ quần chúng; trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống trong các dịp Ngày Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày Di sản Việt Nam... tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và trong hoạt động lễ hội truyền thống tại các địa phương.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoại khóa tại các nhà trường; Nghiên cứu để xây dựng kế hoạch và tài liệu giảng dạy liên quan tới một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số vào các cấp học; Tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp nói chung và giá trị dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số nói riêng đối với thế hệ trẻ.
Xây dựng nội dung bài giảng giáo dục về nguồn gốc, giá trị và vai trò của một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số trong trường học và tích hợp các hoạt động thực hành/thực tập trình diễn vào sinh hoạt tại Câu lạc bộ trong các nhà trường với các hình thức phong phú, sáng tạo; Xây dựng kế hoạch phối hợp các bên liên quan, gồm ngành giáo dục, ngành văn hóa và các nghệ nhân để đưa nghệ nhân vào truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ trong các trường học.; Phấn đấu 100% các cấp trường tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào hoạt động ngoại khoá, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh.
5. Tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng và hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội gắn với phát triển du lịch; Xây dựng các sản phẩm phim tài liệu, phim quảng bá hình ảnh di sản văn hóa về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số; Xuất bản các ấn phẩm về nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc thiểu số phục vụ công tác lưu giữ, truyền dạy, phổ biến và quảng bá du lịch.
Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với việc bảo tồn, phát huy các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình; Tuyên truyền quảng bá thông qua các hội thi, hội diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống và tại các sự kiện văn hóa du lịch qui mô vùng, miền, toàn quốc và phối hợp với các công ty, hãng lữ hành trong công tác xây dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch gắn với những địa phương loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số có giá trị, để tiếp cận các thị trường khách du lịch.
6. Xây dựng các hành trình kết nối di sản dân ca, dân vũ gắn với phát triển du lịch; Kết nối các tour, tuyến ở các khu vực có tiềm năng về dân ca, dân vũ; Kết nối các di sản dân ca, dân vũ tương đồng để xây dựng thành hành trình di sản; Tổ chức các khóa tập huấn về du lịch và dịch vụ du lịch gắn với dân ca, dân vũ theo đặc thù loại hình và dân tộc; Xây dựng những bộ tài liệu liên quan có giá trị sử dụng lâu dài.
7. Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu số về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số để lưu trữ và phát huy, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của di sản góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một; Số hóa dữ liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc và các loại hình di sản truyền thống khác của các dân tộc thiểu số phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch.
Khai thác, phát huy tài nguyên số dữ liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên các nền tảng mạng xã hội gắn kết với thị trường, đối tượng, sản phẩm du lịch; Kết nối với các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch trong hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; Kết nối với các trung tâm dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực và trên thế giới để chia sẻ dữ liệu về dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số, nhằm quảng bá ở phạm vi quốc tế.
An Đông