Dữ liệu mới cho thấy, 8 tháng sau khi nhiễm bệnh, hầu hết những người đã khỏi Covid-19 vẫn có đủ tế bào miễn dịch để chống lại virus corona.
Shane Crotty, nhà virus học tại Viện Miễn dịch học La Jolla (Mỹ), là người đồng chủ trì nghiên cứu. Crotty cho biết: “Điều đó có thể giúp phần lớn mọi người không phải nhập viện hoặc trở nặng trong nhiều năm".
Xét nghiệm kháng thể ở bệnh nhân Covid-19. Ảnh: AP
Phát hiện này có thể giảm bớt e ngại khả năng miễn dịch đối với virus chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn và vắc xin cần được tiêm nhiều lần để kiểm soát đại dịch.
Một phát hiện gần đây cũng cho thấy, những người khỏi bệnh SARS, do một chủng virus corona khác gây ra, vẫn mang một số tế bào miễn dịch nhất định sau 17 năm.
Các kết luận trên phù hợp với bằng chứng đáng khích lệ xuất hiện từ các phòng thí nghiệm. Đại học Washington (Mỹ) chỉ ra rằng một số tế bào “bộ nhớ” được tạo ra sau khi nhiễm virus corona tồn tại ít nhất ba tháng trong cơ thể.
Theo nghiên cứu được công bố vào tuần trước, một số bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi có các tế bào miễn dịch mạnh.
Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học tại Đại học Yale (Mỹ), cho biết cô không ngạc nhiên khi cơ thể tạo ra phản ứng lâu dài. Tuy nhiên, cô vẫn rất phấn khích với thông tin trên: "Đây là một tin tức thú vị".
Trong vài tháng gần đây, các báo cáo về mức độ kháng thể suy yếu đã tạo ra lo lắng rằng khả năng miễn dịch đối với virus corona có thể biến mất trong vài tháng, khiến mọi người dễ bị nhiễm virus trở lại.
Nhưng nhiều nhà miễn dịch học lưu ý mức độ kháng thể giảm là điều tự nhiên. Ngoài ra, kháng thể chỉ là một phần của hệ miễn dịch.
Viện Miễn dịch học La Jolla (Mỹ) khảo sát 185 người khỏi Covid-19, từ 19 đến 81 tuổi. Đa số có các triệu chứng nhẹ không cần nhập viện, hầu hết chỉ cung cấp một mẫu máu, có 38 người cung cấp nhiều mẫu trong nhiều tháng.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 4 thành phần của hệ thống miễn dịch: kháng thể, tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn khi cần thiết; hai loại tế bào T tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh khác.
Theo đó, các kháng thể có độ bền cao, chỉ giảm nhẹ ở thời điểm từ 6 đến 8 tháng sau khi nhiễm bệnh, mặc dù có sự khác biệt lên tới 200 lần giữa những người tham gia. Các tế bào T có sự phân hủy nhẹ và chậm trong cơ thể, các tế bào B phát triển về số lượng - một điều bất ngờ mà các nhà nghiên cứu không thể giải thích được.
Khó có thể dự đoán chính xác thời gian miễn dịch kéo dài bao lâu, các nhà khoa học cũng chưa biết mức độ cần thiết của các tế bào miễn dịch khác nhau để bảo vệ khỏi virus. Nhưng các nghiên cứu cho đến nay đã đưa ra hy vọng rằng ngay cả một số lượng nhỏ các kháng thể hoặc tế bào T và B cũng có thể đủ để bảo vệ những người đã khỏi bệnh.
An Yên (Theo New York Times)
Ai sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hướng dẫn nhưng các quốc gia có các tiêu chí ưu tiên tiêm chủng của riêng mình.
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.