Lỗ đen siêu khối lượng, Lỗ đen siêu trọng hoặc Lỗ đen siêu nặng – thường được gọi ngắn gọn là siêu lỗ đen - là loại lỗ đen lớn nhất, có khối lượng từ hàng trăm nghìn đến hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Trong vũ trụ, phần lớn các thiên hà, kể cả Ngân Hà có chứa một siêu lỗ đen ở khu vực trung tâm.
Cụ thể, vào năm 2017, các nhà thiên văn học đã phát hiện một siêu lỗ đen có khối lượng gấp 4 triệu lần Mặt Trời nằm ngay gần khu vực trung tâm của dải Ngân hà, cách chúng ta 26.000 năm ánh sáng. Siêu lỗ đen này được đặt tên là Sagittarius A*.
So với các lỗ đen cỡ nhỏ, các siêu lỗ đen như Sagittarius A* có sức mạnh cực kỳ khủng khiếp. Lực hấp dẫn từ các lỗ đen này lớn tới mức khiến các ngôi sao ở gần cũng phải xoay quanh chúng với tốc độ cực nhanh. Nói cách khác, có thể coi những lỗ đen siêu nặng này như một vị‘chúa tể’ chi phối mọi hoạt động của toàn bộ dải thiên hà.
Mới đây nhất, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Keiichi Wada từ Đại học Kagoshima (Nhật Bản) vừa xác định sự tồn tại của hàng chục nghìn hành tinh kỳ lạ đang xoay xung quanh siêu lỗ đen Sagittarius A* ở khu vực lõi dải Ngân Hà.
Được các nhà khoa học đặt tên là "Blanet" (ghép lại của từ Black Hole - lỗ đen và Planet - hành tinh), có thể coi đây đây là những hành tinh ‘nô lệ’ được sinh ra dưới sự ‘cai trị’ của siêu lỗ đen Sagittarius A*, thay vì một ngôi sao chủ.
Theo các nhà khoa học, Blanet hình thành từ việc ngưng kết bụi và khí trong những đám mây bồi tụ khổng lồ đang xoay tròn xung quanh siêu lỗ đen Sagittarius A*, tương tự như cách các hành tinh hình thành xung quanh các ngôi sao.
Trên thực tế, Blanet không quá khác biệt với các hành tinh thông thường, vốn hình thành xung quanh các ngôi sao. Một vài hành tinh tồn tại dưới dạng rắn giống như Trái Đất, trong khi một vài hành tinh khác sẽ là các hành tinh khí khổng lồ giống như Sao Mộc hay Sao Thổ ở hệ Mặt Trời.
Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ, các Blanet có kích thước và khối lượng lớn rất nhiều so với các hành tinh thông thường. Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng khối lượng của Blanet có thể lớn hơn Trái đất từ 20 đến 3.000 lần, chạm ngưỡng tối đa về kích thước / khối lượng một hành tinh có thể đạt được.
Các nhà khoa học cũng cho biết, việc phát hiện ra Blanet không hề đơn giản. Do bị bao trùm bởi đĩa vật chất sinh đang ‘vần vũ’ xung quanh siêu lỗ đen Sagittarius A*, chúng gần như ‘vô hình’ trước mọi ống kính thiên vọng từ Trái Đất. Năm ngoái, một nghiên cứu khác của Đại học Kagoshima cũng cho thấy Blanet có thể tồn tại và quay quanh lỗ đen "quái vật" nếu chúng nằm ở một khoảng cách đủ xa, khoảng vài năm ánh sáng, để không bị ‘nuốt chửng’ bởi lực hấp dẫn khổng lồ sinh ra từ lỗ đen này.
Cũng theo các nhà thiên văn học, việc hình thành hành tinh quanh lỗ đen còn dễ dàng hơn hình thành các ngôi sao. Tuy nhiên, Blanet chỉ có thể được sinh ra khi lỗ đen ở trung tâm thiên hà đang ở thời kỳ ‘ngủ đông’ và ít hoạt động, thể hiện ở độ sáng ở phần Ngược lại, ở những thiên hà có siêu lỗ đen đang tích cực ‘ngấu nghiến’ vật chất, Blanet khó có thể sinh ra.
Theo GenK