Nếu nhà đầu tư bình thường quan tâm nhiều đến Bitcoin, như Bitcoin đã tăng giá hơn 26 triệu lần trong 11 năm, rằng Bitcoin có ý nghĩa nhân văn to lớn khi giúp phi chính trị hoá tiền tệ, rằng nó minh bạch và công khai như thế nào, Bitcoin trong tương lai sẽ có giá bao nhiêu… thì trên bình diện quốc gia, blockchain có sức quyến rũ và mê hoặc hơn. Thế giới “phát cuồng” về viễn cảnh ứng dụng công nghệ này vào đời sống. Thậm chí, từ năm 2017 Dubai đã tuyên bố sẽ thành lập chính phủ blockchain đầu tiên trên thế giới!
Tương lai VIệt Nam sẽ ra sao nếu có thể phát triển công nghệ blockchain? Trong cuộc toạ đàm riêng với chuyên gia tiền ảo Võ Hùng, anh thổ lộ 1 điều mình đã nghiên cứu và trăn trở suốt 4 năm nay:”Blockchain có thể biến Việt Nam thành cường quốc số 1 thế giới!”. Những lời anh chia sẻ đã thức tỉnh tôi về tương lai của một nước Việt Nam hùng cường, khiến giấc mộng bao năm đã ngủ quên giờ đột nhiên bừng cháy mạnh mẽ.
Thưa anh Võ Hùng, anh có thể chia sẻ tiềm năng của công nghệ blockchain một cách đơn giản nhất không?
Để giải thích sự kiện này, chúng ta chỉ cần tìm hiểu qua câu chuyện của châu Phi và Bitcoin. “Lục địa đen” này từ lâu được biết đến như một nơi kém phát triển: Dịch bệnh triền miên, nghèo đói, thiên tai, xung đột sắc tộc, kinh tế nghèo nàn… Chính phủ các nước từng tìm nhiều giải pháp “xoá nghèo” cho nơi đây nhưng mãi không thành bởi sự thiếu vắng của hệ thống ngân hàng. Châu lục này quá nghèo để các chi nhánh ngân hàng hoạt động có lợi nhuận. Việc thiếu hệ thống ngân hàng khiến người địa phương không có nơi hỗ trợ vốn và thanh khoản công nợ giữa người bán và người mua, khiến kinh tế khó phát triển.
Ví dụ: Anh An sản xuất bình gốm thủ công tại làng A. Anh rất khó bán hàng cho 1 khách hàng có nhu cầu tại làng B khi việc trao đổi tiền hàng không được ngân hàng hỗ trợ, do các rủì ro về tín dụng, cũng như làng A và làng B sử dụng 2 loại tiền khác nhau. Điều này được giải quyết khi việc thanh toán bằng Bitcoin ra đời.
Không cần ngân hàng, thậm chí không cần Internet, nhà kinh doanh hiện có thể thanh toán công nợ bằng Bitcoin qua điện thoại. Việc mở rông quy mô kinh doanh và sản xuất các sản phẩm châu Phi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ điều này. Bitcoin trở thành đồng tiền chung nơi đây và Bitcoin blockchain đã giúp thay thế ngân hàng làm đơn vị trung gian luân chuyển tiền tệ. Có thể nói, sức mạnh của blockchain chính là giải phóng tài nguyên, phát triển kinh tế quốc gia lên một tầm chưa từng trước đây. Đây cũng là nguyên nhân các quốc gia trên thế giới quan tâm đến blockchain.
Và đó là lý do các nước đua nhau “vũ trang công nghệ” blockchain?
Chính xác. Có thể nói sự xuất hiện của blockchain cũng tương tự sự ra đời của Internet thập niên 2000. Ai làm chủ được công nghệ Blockchain sẽ làm chủ tương lai. Sự ra đời của blockchain được biết đến như cuộc cách mạng của “niềm tin” và niềm tin là thứ vô giá: Sổ đỏ bất động sản cũng là niềm tin, giấy sở hữu chứng khoán cũng là niềm tin, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm cũng là niềm tin… thậm chí tiền cũng chỉ là niềm tin.
Công nghệ blockchain thay đổi toàn bộ hệ thống bảo chứng cồng kềnh như ngân hàng, công ty môi giới, các cơ quan kiểm định, cấp giấy phép của chính phủ, thậm chí cả chính phủ chỉ bằng những thuật toán. Blockchain giải phóng một lượng tài nguyên khổng lồ chưa từng có trong lịch sử loài người, và ai sở hữu những tài nguyên khổng lồ này TRƯỚC sẽ làm chủ thế giới. Sự khẩn trương của cuộc “vũ trang” blockchain này phải được tính bằng giây, bởi tính chất khốc liệt của nó.
Theo anh, cơ hội “chưa từng có” này có dành cho VIệt Nam không? Việt Nam có những ưu thế cạnh tranh nào trong thị trường này?
Tôi định nghĩa blockchain là cơ hội được “đo ni đóng giày” của người Việt và cho người Việt. Làm chủ Blockchain có thể khiến Việt Nam trở thành cường quốc số 1 thế giới.
Tại sao tôi có thể nói như vậy, có cơ sở cả chứ:
- Thứ nhất, giới trẻ Việt Nam cực kỳ khát cơ hội, đây là nền tảng của sự sáng tạo và đổi đời. Khác với các nước phương Tây, nơi ý chí vươn lên của người dân bị hạn chế bởi hệ thống an sinh xã hội (không đi làm vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp), giới Việt chỉ có thể dựa vào chính mình mà vươn lên. Sự khát cơ hội này chỉ cần được định hướng đúng sẽ lặp lại “kỳ tích Israel”. Thứ hai, người Việt Nam thông minh sáng tạo, hiện số lượng lập trình viên người Việt tại thung lũng Silicon chiếm đến hơn 20% nhân lực. Chỉ cần tạo được 1 vùng đất hứa riêng cho người Việt thì họ sẽ đến. Thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất, là công nghệ Blockchain đòi hỏi nhiều nhất là là chất xám chứ không phải hạ tầng công nghệ - thứ hiện vẫn là điểm yếu cố hữu của nền kinh tế Việt Nam. Cuộc cách mạng blockchain dựa trên ý tưởng là chủ đạo: Ai có thể hình dung viễn cảnh tương lai xa đến đâu, người ấy sẽ giành chiến thắng, như Ethereum - tiền ảo huyền thoại ra đời sau Bitcoin.
Bên cạnh đó, tôi có thể nói sức ảnh hưởng của người Việt Nam trong thị trường blockchain rất lớn. Lượng truy cập của người Việt Nam trong các sàn giao dịch thường nằm trong top 3 thế giới, các startup về công nghệ blockchain cũng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài. Có trường hợp nhà sáng lập Việt Nam gọi vốn được đến 250 triệu USD cho dự án chỉ trong vòng 3 giờ (Kỹ sư Lưu Thế Lợi, năm 2017). Người Việt Nam hoàn toàn đủ tầm để chiếm lĩnh thị trường công nghệ blockchain.
Anh có thể chia sẻ với độc giả những điều mình đã làm trong thị trường này được chứ?
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, tôi cùng đội ngũ đang triển khai tốt 4 dự án sau đây:
- Trung tâm Công nghệ blockchain đầu tiên tại Việt Nam, là nơi đến của nhân tài công nghệ và thu hút các nguồn lực quốc tế trong phát triển công nghệ mang tên Thánh địa công nghệ tại Bà Rịa, một nơi kết hợp tâm linh cùng công nghệ trong một không gian sống tỉnh thức. Doanh nghiệp tư vấn và quản lý đầu tư tài chính online an toàn, minh bạch chuyên cho thị trường Bitcoin và đã giúp hàng ngàn người bước vào lĩnh vực đầu tư tiền số một cách an toàn và chuyên nghiệp. Nghiên cứu và đã đưa vào thử nghiệm 1 global coin như Libra của Facebook từ tháng 1/2018. Ra mắt 1 sàn giao dịch tài sản số như sàn Binance trong giai đoạn 2019-2020 với nhiều tính năng ưu việt.
Xin cảm ơn anh!