Phan-mem.jpg
Nhiều khó khăn đã khiến ngành PM Việt Nam không đạt tốc độ tăng trưởng như mong muốn. Ảnh: K.L

Mức tăng trưởng này cũng thấp hơn 20% so với năm 2007. Ông Phạm Tấn Công, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (Vinasa) cho rằng nguyên nhân là do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến mức đầu tư cho CNTT bị cắt giảm. Theo ông Công, có doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn bị công ty nước ngoài trốn thanh toán hợp đồng đã thực hiện.

Tuy không đạt mục tiêu tăng trưởng, nhưng trong năm 2008, ngành phần mềm Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan. Hãng nghiên cứu thị trường Gartner đưa Việt Nam vào danh sách 30 nước hấp dẫn nhấtvề hợp tác gia công phần mềm. Còn TP. HCM được xếp hạng tư trong danh sách 50 thành phố mới nổi hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm quốc tế. Công ty phần mềm Harvey Nash Vietnam giành được hợp đồng trị giá 54 triệu euro từ Alcatel Lucent, hợp đồng trị giá lớn nhất từ trước đến nay của ngành phần mềm.

Ông Công cho biết trong năm 2009, Vinasa sẽ đẩy mạnh quan hệ với đối tác Nhật Bản, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu phần mềm, nâng cao vị thế của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Với thị trường nội địa, Vinasa phối hợp với các địa phương thực hiện chương trình diễn giới thiệu phần mềm lưu động (Software RoadShow) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho các đơn vị ứng dụng CNTT.