Mục tiêu đặt ra là tiếp tục chuyển đổi số toàn diện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái; tập trung xây dựng, nâng cấp các cơ sở dữ liệu (CSDL), các nền tảng; đẩy mạnh số hóa, cập nhật thông tin vào các CSDL, nền tảng đã xây dựng; kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung; trọng tâm là phát triển chính quyền số với các trụ cột: quản trị số; dữ liệu số; triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Sở năm 2025 tăng 1 đến 2 bậc.

Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng 23 chỉ tiêu thực hiện. Trong đó có 04 chỉ tiêu về duy trì phát triển hạ tầng số; 13 chỉ tiêu duy trì phát triển chính quyền số; 01 chỉ tiêu duy trì phát triển kinh tế số và 05 chỉ tiêu duy trì phát triển xã hội số.

04 chỉ tiêu về duy trì phát triển hạ tầng số: 100% hệ thống thông tin, CSDL của Sở được dịch chuyển sử dụng nền tảng điện toán đám mây; 100% hệ thống thông tin thuộc Sở được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin; 100% hệ thống thông tin được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt; 100% hệ thống thông tin của Sở được kết nối và giám sát bởi Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng tỉnh.

13 chỉ tiêu duy trì phát triển chính quyền số: 100% các Dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình liên quan tới người dân, doanh nghiệp (DN) trên cổng DVC tỉnh, trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% DVC trực tuyến chỉ yêu cầu người dân, DN cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện; Đảm bảo duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa cổng DVC tỉnh với cổng DVC quốc gia; 100% các giao dịch trên cổng DVC tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh được xác thực điện tử; Phấn đấu và duy trì 80% trở lên hồ sơ giải quyết theo DVC trực tuyến toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ; duy trì tỷ lệ 100% người dân và DN hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 100% tài liệu lưu trữ lịch sử và hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của Sở được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% văn bản trao đổi giữa Sở với các cơ quan nhà nước khác được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định); 100% báo cáo (không bao gồm nội dung mật) của Sở được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin (HTTT) báo cáo cấp tỉnh, kết nối với HTTT báo cáo Chính phủ, phục vụ hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; 100% CSDL dùng chung và CSDL chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các CSDL quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP của tỉnh. Từng bước mở dữ liệu của Sở để cung cấp DVC kịp thời; người dân, DN chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước; 100% công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 100% công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu, công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu số bằng nhiều hình thức; 100% đảng viên thuộc Sở cài đặt và sử dụng thành thạo nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; 100% công chức, viên chức sử dụng Trợ lý ảo trong tư vấn, hỏi đáp các quy định pháp luật của Trung ương và của tỉnh Yên Bái; Phấn đấu 15% tài liệu lưu trữ lịch sử được số hoá, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

01 chỉ tiêu duy trì phát triển kinh tế số: Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các doanh nghiệp ICT, DN công nghệ số, DN nền tảng số trong nước và nước ngoài đầu tư vào Yên Bái, phấn đấu đến năm 2025 đóng góp trong tỷ trọng: Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh.

05 chỉ tiêu duy trì phát triển xã hội số: 100% công chức, viên chức và người lao động được cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; 100% công chức, viên chức và người lao động dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh; 100% công chức, viên chức và người lao động sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử; 100% công chức, viên chức và người lao động được lập hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% công chức, viên chức và người lao động cài đặt, sử dụng ứng dụng công dân số Yên Bái-S.

Để thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025, Sở Kế hoạch và đầu tư tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số (xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số) cho công chức, viên chức và người lao động trong Sở. Tuyên truyền, hướng dẫn đến từng công chức, viên chức và người lao động tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác và đời sống. Bố trí và tổ chức cho công chức, viên chức và người lao động tham gia bồi dưỡng nâng cao về nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số. Tổ chức, tham gia các chuyên đề trao đổi về sáng kiến, cách làm mới trong chuyển đổi số lĩnh vực quản lý nhà nước, thực thi công vụ tới công chức, viên chức trong Sở.

Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng, đơn vị, tổ chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Đồng thời xác định việc thực hiện chuyển đổi số tại Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2025 phải gắn với việc chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyến đổi số tỉnh Yên Bái năm 2025 và các văn bản có liên quan.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái