![Cô gái 20 tuổi tử vong vì cúm sau 6 giờ nhập viện, bác sĩ cảnh báo 2 điều](https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2025/2/6/co-gai-20-tuoi-tu-vong-vi-cum-sau-6-gio-nhap-vien-bac-si-canh-bao-2-dieu-134045.jpg?width=260&s=CAIoJ0YG1HB1Jds8FRx5-Q)
1. Nguyên nhân
- Cảm lạnh: Do nhiều loại virus khác nhau gây ra, phổ biến nhất là rhinovirus (chiếm 30-50% trường hợp). Ngoài ra, theo Cleverland Clinic, virus corona, parainfluenza, adenovirus cũng có thể gây cảm lạnh.
- Cúm: Do virus cúm (influenza virus) gây ra, có 3 loại chính: A, B và C. Loại A và B là nguyên nhân chủ yếu của các đợt bùng phát dịch cúm mùa hằng năm.
![cum uong thuoc](https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2025/2/7/cum-uong-thuoc-135291.jpg?width=0&s=5qikCA_qCRxF4FsiIQp4EQ)
2. Thời gian khởi phát
- Cảm lạnh: Triệu chứng xuất hiện từ từ, thường 2-3 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài 5-10 ngày, các triệu chứng nặng nhất trong 3-4 ngày đầu, sau đó giảm dần.
- Cúm: Triệu chứng xuất hiện rất nhanh, có thể trong vài giờ sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài 7-14 ngày, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài nhiều tuần sau khi khỏi bệnh.
3. So sánh triệu chứng của cảm lạnh và cúm (nguồn Webmd):
Triệu chứng | Cảm lạnh | Cúm |
---|---|---|
Sốt | Hiếm gặp | Phổ biến |
Chảy nước mũi | Phổ biến | Đôi khi |
Hắt hơi | Phổ biến | Đôi khi |
Đau họng | Phổ biến | Đôi khi |
Ho | Nhẹ | Nặng, khan |
Đau nhức cơ thể | Nhẹ | Nặng |
Mệt mỏi | Nhẹ | Nặng |
Ớn lạnh | Hiếm gặp | Phổ biến |
Đau đầu | Hiếm gặp | Phổ biến |
4. Cách điều trị
a. Cảm lạnh:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C.
- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt nếu cần.
- Thuốc xịt mũi hoặc súc miệng nước muối để giảm nghẹt mũi, đau họng.
- Không cần dùng kháng sinh vì cảm lạnh do virus gây ra.
b. Cúm:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể.
- Nếu sốt cao, đau nhức nặng, có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt.
- Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus (Tamiflu, Relenza) uống trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng.
- Tránh lạm dụng thuốc ho hoặc thuốc giảm triệu chứng nếu không cần thiết.
5. Cách phòng tránh
- Cảm lạnh: Không có vắc xin phòng bệnh, nên quan trọng nhất là giữ vệ sinh tay, tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Cúm: Tiêm vắc xin hằng năm giúp giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn cần đi khám ngay:
- Sốt cao liên tục (hơn 39 độ C) kéo dài hơn 3 ngày.
- Khó thở, đau tức ngực, tím tái.
- Ho dai dẳng hơn 2 tuần hoặc có đờm màu vàng, xanh.
- Đau tai, đau xoang dữ dội.
- Cảm giác kiệt sức, lú lẫn, mệt mỏi quá mức.
Như vậy, cảm lạnh là bệnh nhẹ, chủ yếu gây khó chịu ở mũi, họng. Cúm nặng hơn, gây sốt cao, mệt mỏi kéo dài và có nguy cơ biến chứng. Cách tốt nhất để phòng cúm là tiêm vắc xin hằng năm, rửa tay thường xuyên và giữ gìn sức khỏe tốt.
![Cô gái 20 tuổi tử vong vì cúm sau 6 giờ nhập viện, bác sĩ cảnh báo 2 điều](https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2025/2/6/co-gai-20-tuoi-tu-vong-vi-cum-sau-6-gio-nhap-vien-bac-si-canh-bao-2-dieu-134045.jpg?width=260&s=CAIoJ0YG1HB1Jds8FRx5-Q)
![Làm thế nào để không mắc bệnh cúm?](https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2025/2/6/lam-the-nao-de-khong-mac-benh-cum-52701.png?width=260&s=yvu12suaAjjmg3KKz2IJxw)
Làm thế nào để không mắc bệnh cúm?
![Cảnh báo về dịch cúm, nhiều bệnh nhân mất chức năng phổi, trở nặng nhanh](https://static-images.vnncdn.net/vps_images_publish/000001/000003/2025/2/5/canh-bao-ve-dich-cum-nhieu-benh-nhan-mat-chuc-nang-phoi-tro-nang-nhanh-104816.png?width=260&s=Qtg2pqBf8OrRn4rVkyEToQ)