Sau này cô tôi làm giấy ủy quyền, nhờ người quen ở Phú Quốc đòi lại đất. Trong quá trình đòi, người này đã đập nhà của ba hộ dân đang sinh sống trên đất và bị tạm giam. Xin hỏi trường hợp này cô tôi có vi phạm pháp luật không?
Ảnh minh họa |
Luật sư tư vấn:
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Phạt tù từ 02 - 07 năm khi tội thuộc một trong các trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức;
…
Nếu đập phá tài sản của người khác có giá trị dưới 02 triệu, thực hiện vi phạm lần đầu, tài sản không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản không phải là di vật, cổ vật thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác…
Cô bạn có làm giấy ủy quyền nhờ một người quen ở Phú Quốc đòi lại đất, trong quá trình đòi lại đất người này đập nhà của ba hộ dân đang sinh sống trên đất, hiện người này đã bị tạm giam. Việc người được ủy quyền đập phá nhà của người khác là hành vi có thể gây hư hỏng tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng bình thường hoặc mất giá trị sử dụng, không dùng được nữa. Do vậy, đập phá tài sản của người khác được xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Việc cô bạn có phạm tội mang tính chất là đồng phạm với vai trò là người chủ mưu hoặc xúi giục thì phải phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra sự việc có âm mưu cấu kết với nhau hay không. Nếu cơ quan điều tra chứng minh được có sự thong đồng, cấu kết của cô bạn với người được ủy quyền thì cô bạn sẽ là người phạm tội, còn trong trường hợp cơ quan điều tra không chứng minh được vai trò của cô bạn thì cô bạn không phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Nguyễn Thanh Tùng; Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chế độ được hưởng khi gặp tai nạn lao động
Công ty tôi có 1 trường hợp người lao động đang làm việc thì bị cảm, được sơ cứu tại phòng y tế của công ty, sau đó đưa đến bệnh viện và được chuẩn đoán là tai biến mạch mãu não.