- Trong lúc cần 1.700 tỷ đồng để trả khoản vay của ngân hàng BIDV, Phạm Công Danh đã đến gõ cửa Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Sacombank), để rồi cả 2 cùng vướng lưới pháp luật.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại các ngân hàng: Xây dựng (VNCB), Sacombank; Tiên Phong; BIDV, chuyển hồ sơ qua VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê (SN 1959, nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và 21 bị can liên quan.
Theo kết quả điều tra bổ sung, để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 1.700 tỷ đồng tại BIDV, Phạm Công Danh đã đến gõ cửa Trầm Bê.
Ông Trầm Bê |
Sở dĩ Danh nhớ đến Trầm Bê lúc nguy cấp là bởi 2 người có mối quan hệ từ khi ông Trầm Bê còn ở ngân hàng TMCP Phương Nam.
Theo lời khai của Trầm Bê: Khoảng giữa tháng 4/2013, Phạm Công Danh sang Sacombank gặp Trầm Bê và đặt vấn đề vay khoảng 2.000 tỷ đồng. Trầm Bê đồng ý cho Danh vay nhưng phải có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi.
Sau đó, Trầm Bê dẫn Phạm Công Danh xuống phòng làm việc của Phan Huy Khang (thành viên HĐTD, Tổng giám đốc Sacombank). Tại đây, cả ba đi đến thống nhất việc Sacombank cho Phạm Công Danh vay từ 1.300 tỷ đồng đến tối đa 1.800 tỷ đồng, nhưng phải có tài sản đảm bảo.
Phạm Công Danh. Ảnh Phạm Hải |
Nhưng dù vậy sẽ phải trình lên HĐQT quyết định, sẽ mất thời gian và không thể cho vay ngay được. Hơn nữa, nếu trình lên HĐQT, sẽ có thể có nhiều ý kiến vì đây là khoản vay lớn.
Vì vậy, ông Trầm Bê đã giao cho Phan Huy Khang tổ chức thực hiện việc cho Danh vay tiền. Việc bàn bạc chỉ có sự có mặt của Trầm Bê, Phạm Công Danh và Phan Huy Khang.
Theo lời khai của ông Trầm Bê, vì cho rằng Phạm Công Danh (khi đó là Chủ tịch HĐQT VNCB) không được phép vay tiền tại VNCB, nhưng có thể vay ở Sacombank nên ông ta đã đồng ý cho Danh vay với điều kiện phải có tài sản đảm bảo.
Sau khi được ông Trầm Bê và Phan Huy Khang đồng ý, ngày 19/4/2013, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới chuẩn bị nguồn tiền bảo lãnh, lập phương án kinh doanh, hồ sơ vay, theo yêu cầu của phía Sacombank.
Cấp dưới của ông Danh đã hoàn tất 6 bộ hồ sơ pháp nhân của 6 công ty, kèm bản phân chia vốn vay cho 6 công ty này. Và ông Trầm Bê đã phê duyệt các khoản vay dù hồ sơ chưa đầy đủ.
Quá hạn vay, 6 công ty không trả được nợ, Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB số tiền hơn 1.800 tỷ đồng.
Theo kết quả điều tra bổ sung, lời khai trên của ông Trầm Bê phù hợp với lời khai của Phạm Công Danh.
Kết quả điều tra bổ sung vụ án đến nay đủ căn cứ xác định: các bị can Trầm Bê, Phan Huy Khang đã phạm tội Cố ý làm trái với vai trò đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh.
Phạm Công Danh biến bảo vệ thành giám đốc rút tiền tỷ như thế nào?
6 công ty đứng tên hồ sơ vay 1.800 tỷ đồng của Sacombank là của Phạm Công Danh. Giám đốc công ty đều là lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị...
Phạm Công Danh và mánh tinh vi rút hơn 1.666 tỷ đồng
Bằng cách gửi tiền sang TPBank để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay, Phạm Công Danh đã dễ dàng gom hơn 1.666 tỷ đồng.
500 tỷ 'đè chết' giấc mơ của đại gia Phạm Công Danh
Ôm ước mơ thành lập ngân hàng riêng của ngành xây dựng, cuối cùng đại gia Phạm Công Danh "mắc kẹt" với khoản vay 500 tỷ đồng...
Vạch thêm những 'trò ma' của Phạm Công Danh
Phạm Công Danh đã lợi dụng mối quan hệ với lãnh đạo ngân hàng để "tung hứng" hàng ngàn tỷ đồng...
Phạm Công Danh đề nghị xét lại bản án gây thất thoát 9000 tỉ
Ngày 29/12, phiên tòa xét xử đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng xảy ra ở Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục ngày làm việc thứ 3. Hội đồng xét xử bắt đầu thẩm vấn các bị cáo.
Y án Phạm Công Danh, làm rõ khoản tiền Dr Thanh đã nhận
Khép lại đại án thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng, Phạm Công Danh bị tòa y án 30 năm tù. Tòa cũng kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan và số tiền ông Trần Quí Thanh đã nhận để xử lý theo quy định.
T.Nhung