- Tại địa phương tôi phát hiện một vụ phá rừng trái pháp luật, diện tích 1.500m2 rừng đặc dụng. Qua điều tra, xác minh 06 đối tượng là người thân trong gia đình cùng thực hiện hành vi, qua lời khai các đối tượng khai nhận mỗi người phá diện tích 250m2. Vậy vấn đề này xử lý hình sự hay hành chính?

{keywords}
Ảnh minh họa

Căn cứ Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi phá rừng trái pháp luật như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

2. Những hành vi vi phạm sau đây (trừ hành vi nuôi động vật rừng nhóm IB) được xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12, Điều 16, Điều 20; hành vi vi phạm gây hậu quả mà tang vật là thực vật rừng nhóm IA, động vật rừng nhóm IB vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại Điều 21, 22, 23; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại Điều 22, 23 Nghị định này.

b) Hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại rừng không vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt quá mức thiệt hại tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với rừng sản xuất tại Điều 20 Nghị định này.

Căn cứ theo quy định trên và thông tin bạn cung cấp, nếu kết luận điều tra việc phá rừng có diện tích 1.500m2 rừng đặc dụng thì đã vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính được xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự. Rừng đặc dụng  bị phá hoại thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 điều 243 Tội hủy hoại rừng:

1.225 Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.226 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);

đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);

h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

i) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Căn cứ theo Điều 243 Bộ luật Hình sự mức phạt nếu phạm tội có tổ chức là bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Tự ý tháo dỡ nhà người khác: vi phạm pháp luật hình sự

Tự ý tháo dỡ nhà người khác: vi phạm pháp luật hình sự

Vào hồi 20/9/2017, chị T (chị T là cùng cha khác mẹ với tôi) có thuê một số đối tượng tự ý dỡ nhà tôi chưa được sự đồng ý của tôi. Như vậy họ có vi phạm pháp luật không?

Đánh ghen - ngoại tình có bị xử lý hình sự?

Đánh ghen - ngoại tình có bị xử lý hình sự?

Tôi giận sôi máu, tôi không thể để cô ta ngang ngược như vậy được. Tôi đã xông vào đánh cô ta tím mặt mày.

Ở nhờ nhà rồi tháo dỡ đồ đạc: Không đủ cơ sở xử lý hình sự

Ở nhờ nhà rồi tháo dỡ đồ đạc: Không đủ cơ sở xử lý hình sự

Ông Phan cho ông Phương ở nhờ nhà hơn 1 năm, khi đòi lại thì nhà đã bị tháo dỡ hư hỏng. Ông Phan tố cáo đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 2, được trả lời không đủ cơ sở xử lý hình sự.