- PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt, vừa công bố bản hoàn chỉnh về nghiên cứu cải tiến nhằm giảm số lượng âm tiết trong tiếng Việt, tức bổ sung thêm phẩn nguyên âm so với chỉ phần phụ âm trước đây.
Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy - học phổ thông đã tạo nên những phản ứng trong dư luận thời gian qua.Mới đây, PGS.TS Bùi Hiền vừa công bố bản hoàn chỉnh về nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ gồm cả phần phụ âm và nguyên âm.
Về điều này, PGS.TS Bùi Hiền khẳng định, việc ông công bố phần còn lại (nguyên âm) sớm hơn so với dự kiến vào tháng 3/2018 không phải vì cư dân mạng "ném đá" sau khi công bố phần cải tiến phụ âm. Mà đơn giản để công trình được trọn vẹn hoàn chỉnh.
“Trong tiếng Việt bao giờ cũng phải có hai phần phụ âm và nguyên âm luôn đi kèm với nhau. Có phụ âm chắc chắn phải có phần nguyên âm thì mới ghép được thành câu từ. Thời gian qua dù có bị nhiều ý kiến phản đối gay gắt nhưng tôi cho đó là hiện tượng bình thường bởi công trình của tôi vẫn chưa hoàn chỉnh. Lãnh đạo Chính phủ và Bộ GD&ĐT cho biết vẫn chưa có chủ trương áp dụng phương án cải tiến chữ quốc ngữ nào, đó là việc của các nhà quản lý. Việc tôi nghiên cứu dưới góc độ khoa học và mang tính cá nhân thì đó là quyền của tôi”, ông Hiền nói.
PGS.TS Bùi Hiền cho hay, trong phần II này, ông tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống âm vị nguyên âm của tiếng Việt (Hà Nội) để từ đó chọn ra những chữ cái tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc: 1 âm vị - 1 chữ cái.
“Có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm: Một là số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng.
Hai là nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết tiếng Việt. Hiện tại, trong hệ thống nguyên âm tiếng Việt đã ghi nhận và thường xuyên dùng theo các quy chuẩn chính tả bao gồm 16 nguyên âm thể hiện bằng những chữ cái trong các vị trí điển hình độc lập hoặc đứng trong tổ hợp âm tiết có phụ âm đi cùng như sau:
PGS Bùi Hiền phân tích: “Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự A-B-C. Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ.
Từ bảng chữ cải tiến cách đọc (chữ được hoán đổi giá trị âm vị - cách đọc của một số chữ cái, chứ không hề thay đổi tự dạng của các con chữ La tinh hiện dùng) có thể tạo ra các vần, các tiếng (âm tiết) theo đúng các quy tắc hiện hành trong bảng chữ quốc ngữ hiện hành.
Theo PGS Bùi Hiền, sau khi xác định xong hai hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm mới ở trên, cần ghép chúng lại thành bảng âm vị cùng chữ cái biểu đạt thống nhất và hoàn chỉnh của tiếng Hà Nội.
Toàn bảng chữ cái (âm vị) tiếng Việt (Thủ đô Hà Nội) gồm 33 đơn vị :
PGS Bùi Hiền kết luận: “Công trình nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Thủ đô Hà Nội, chứ không hề tác động vào hệ thống âm vị làm cho tiếng nói khác đi dẫn tới ý nghĩa lời nói cũng khác đi. Về chữ viết cũng giữ nguyên dạng hệ thống chữ cái La tinh, và chỉ tạo thêm 1 chữ cái mới để chỉ âm vị phụ âm “nhờ” mà trong bảng chữ La tinh không có. Đây chỉ thuần tuý cải tiến cách quy định cho những ước lệ mới giữa các chữ cái (kí tự) với các âm vị tương ứng để đảm bảo theo đúng nguyên tắc “ 1 âm – 1 chữ, 1 chữ - 1 âm” nhằm loại bỏ hoàn toàn các tổ hợp 2-3 phụ âm ghép biểu đạt một âm vị, vốn là nguồn gốc của các lỗi chính tả như hiện nay (ch, th, tr, gi, gh, kh, ng, ngh, nh, ph)”.
Trao đổi với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam sáng 26/12, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho biết, khi phần 1 của đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền được công bố, bên cạnh những quan điểm ủng hộ thì có rất nhiều ý kiến phản biện khác nhau. GS Hiệp cho rằng nên trân trọng công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như PGS.TS Bùi Hiền. Tuy nhiên, mỗi sự thay đổi lớn nào cũng sẽ tác động đến con người và xã hội. Đặc biệt là việc cải tiến chữ viết tiếng Việt là một sự cải tiến lớn, cần phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng và thận trọng.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng ngày 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Chính phủ và Bộ chưa có chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trước đây có một số nhà khoa học đã đề xuất cải tiến tiếng Việt, tuy nhiên việc này là không thể vì rất tốn kém, lại không có tác động gì lớn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Lưu Đam khẳng định Chính phủ và Bộ GD-ĐT chưa có chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ.
Thanh Hùng
Chữ quốc ngữ hình thành như thế nào?
Theo tên gọi thì đây là chữ để ghi tiếng nước nhà, cách gọi đó là do các nhân sĩ yêu nước đề xuất vì thấy nó dễ học, có lợi cho việc canh tân nước nhà.
Chính phủ chưa có chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng ngày 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Chính phủ và Bộ chưa có chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ.
GS Hoàng Phê đã đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ như thế nào?
Năm 1961, Hoàng Phê viết chuyên khảo Vấn đề chữ quốc ngữ đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ trong bước đầu. Và sau đó đến năm 1998, ông đã đăng hàng loạt bài xung quanh vấn đề chữ quốc ngữ.