Ngoài những tàu chiến mặt nước và tàu ngầm mới mua, trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam có sự góp mặt của những chiến hạm săn ngầm đúng nghĩa đó là chiến hạm Petya. Những chiến hạm lớp Petya được Liên Xô thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ chống ngầm.

Những năm 1980, Việt Nam đã nhận viện trợ một số tàu chiến của Liên Xô. Trong số đó có lượng giãn nước lớn hơn cả là 5 tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 (tên định danh NATO là Petya), với lượng giãn nước trên 1.000 tấn. 

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya được bố trí cơ cấu ba trục chân vịt gồm: một trục dùng động cơ diesel để tiết kiệm nhiên liệu khi tuần tra trên biển và 2 trục sử dụng động cơ turbine khí khi hành tiến truy đuổi tấn công.

Với động cơ mạnh mẽ cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 56km/h, hoạt động liên tục trên biển trong 102 ngày. Về vũ khí mặt nước, tàu có hai ụ pháo AK-726 2 nòng 76,2mm ở mũi tàu và đuôi tàu cùng hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B đạt tốc độ bắn 45 phát/phút, tầm bắn xa nhất 18,3km.

Pháo cũng có khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không ở độ cao từ 500-6.000m với tốc độ 350-650m/s. 

Trong tác chiến chống tàu ngầm, Petya được trang bị giàn thả bom chìm BB-1 ở đuôi tàu, các giàn phóng rocket chống ngầm RBU-2500 (sử dụng bom chìm RGB-25) và RBU-6000 (sử dụng bom chìm RGB-60) với hệ thống điều khiển Burya. 

Về ngư lôi, trong khi tàu Petya dùng ngư lôi SET-40UE 400mm hoặc các giàn phóng ngư lôi SET-53M 533mm.

Tuy đã có tuổi đời phục vụ cao, nhưng những nâng cấp đại tu dưới sự trợ giúp đặc biệt của Ấn Độ gần đây, những chiếc tàu chiến này vẫn có khả năng tạo ra mối nguy hiểm cho bất cứ kẻ nào dám rình rập lãnh hải Việt Nam.

Cùng xem thông số của chiến hạm săn ngầm mạnh nhất của Hải quân Việt Nam:

{keywords}

Theo An ninh Thủ đô