Pác Nặm là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, nơi có đến 98% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa.
Những năm qua huyện Pác Nặm đã nỗ lực triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Trong những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác giảm nghèo huyện rút ra để tiếp tục đẩy mạnh cho thời gian tới là cần triển khai hiệu quả hơn nữa các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ về sinh kế cho hộ nghèo thông qua trợ giúp các điều kiện và dịch vụ sản xuất, đào tạo nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất là đầu tư cho các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, để người dân được cải thiện đời sống. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong cuộc chiến chống đói, nghèo để mỗi người dân có ý thức vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng
Bên cạnh các chiều cạnh khác, Pác Nặm đặc biệt chú trọng tăng giàu thông tin. Đến thời điểm này, 77/113 thôn, bản ở Pác Nặm đã được lắp đặt hệ thống loa truyền thanh, chiếm tỷ lệ 68,2%. Trong đó xã An Thắng là địa phương đạt tỷ lệ 100% số thôn, còn các xã có tỷ lệ lắp đặt đạt thấp là Bằng Thành 31,3%, Nghiên Loan 47%, Cao Tân 50%.
Việc đầu tư lắp đặt Đài truyền thanh cấp xã và hệ thống loa đến các thôn là một trong 4 chỉ tiêu đánh giá, xếp loại tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, hệ thống truyền thanh cơ sở còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển tải kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và địa phương đến với người dân.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay thì hệ thống truyền thanh cơ sở càng cho thấy hiệu quả thiết thực, giúp người dân tiếp cận được những cảnh báo từ ngành chức năng, địa phương một cách nhanh chóng, từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Trần Chung, Thu Hà, Trần Tuấn Anh