Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia về vấn đề pháp lý trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) do Bộ Tư Pháp chủ trì vừa diễn ra ngày 24/06/2019.

Phiên khai mạc của Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” diễn ra buổi sáng với 3 phiên thảo luận xoay quanh các chuyên đề: CMCN lần thứ tư và yêu cầu hoàn thiện pháp luật dân sự, kinh tế; Những vấn đề pháp lý đặt ra trong xây dựng Chính phủ điện tử và Đô thị thông minh; CMCN lần thứ tư  với vấn đề tiếp cận công lý và an ninh mạng”. Các phiên thảo luận có sự tham gia của đại diện các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học.

{keywords}

 Các diễn giả đặt ra nhiều câu hỏi thảo luận tại Phiên chuyên đề 2.

Chính phủ điện tử và đô thị thông minh có quan hệ mật thiết với nhau

Tại phiên thảo luận thứ hai “CMCN lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra trong xây dựng Chính phủ điện tử và Đô thi thông minh” (CPĐT & ĐTTM) các đại biểu là đại diện các Bộ, Ban, Ngành, Lãnh đạo các Doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luât trong lĩnh vực này.

Theo ông Vũ Tuấn Anh, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ: việc xây dựng CPĐT & ĐTTM sẽ giúp đơn giản thủ tục hành chính; tạo thuận lợi cho việc chia sẻ, tổng hợp, phân tích dữ liệu phục vụ cho chỉ đạo, điều hành đồng thời cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Ông Trần Ngọc Linh, Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đưa ra quan điểm về khái niệm Đô thị thông minh. Theo ông, Đô thị thông minh là đô thị mà ở đó các công nghệ khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin được áp dụng vào quy trình quản lý để cải thiện chất lượng cuộc sống, hướng đến các giá trị chung trên toàn cầu.

CMCN 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ đồng hành cùng Nhà nước xây dựng CPĐT & ĐTTM. Trao đổi tại phiên thảo luận, đại diện các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất để doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào hiệu quả hơn trong quá trình xây dựng, phát huy được tiềm năng rút ngắn thời gian triển khai CPĐT & ĐTTM.

{keywords}

Thủ tướng Chính Phủ chụp ảnh cùng Đại diện các nhà Tài trợ, Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn sẵn sàng đồng hành

Đại diện cho các doanh nghiệp CNTT, diễn giả Lê Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty OSP đã đưa ra nhận định về việc đồng hành phát triển của các doanh nghiệp CNTT và chính phủ trong công cuộc chuyển đổi số, xây dựng CPĐT & ĐTTM.

Theo ông các doanh nghiệp CNTT trong nước hiện nay có đủ tiềm lực và khả năng triển khai cùng Nhà nước xây dựng chính phủ điện tử và đô thị thông minh. Dưới sự hỗ trợ từ nguồn lực của các doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí và nguồn vay ODA, đẩy nhanh thời gian triển khai hơn bởi các doanh nghiệp trong nước có sự am hiểu rõ về đặc điểm và hành vi của người dùng, người dân, chính quyền hơn các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Hiện nay Tổng công ty OSP đã và đang triển khai rất nhiều sản phẩm phục vụ xây dựng CPĐT & ĐTTM như: Phần mềm Quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn UCHI; Cổng Dịch vụ công chứng UCHI là giải pháp kết nối các Tổ chức hành nghề công chứng với Sở Tư pháp và các Cơ quan phối hợp; Các giải pháp phần mềm ngành đấu giá trực tuyến; Phần mềm hộ tịch UMI; Trợ giúp pháp lý; Hệ thống Bigdata lắng nghe mạng xã hội “social listening”, và các hệ thống khác trên nền tảng dữ liệu lớn, ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo AI,…

Chủ tịch Tổng công ty OSP khẳng định thêm: “Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam nói chung và Tổng công ty OSP nói riêng luôn ủng hộ và sẵn sàng hợp tác với chính phủ trong công cuộc phát triển Đô thị thông minh bền vững trên cơ sở ứng dụng CNTT truyền thông để nâng cao hiêu quả quản lý của chính quyền, xây dựng đô thị văn minh.”

Hiện nay, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vướng mắc pháp lý trong việc xây dựng CPĐT & ĐTTM, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn dành cho các Doanh nghiệp. Với chính sách lấy dân và doanh nghiệp làm gốc, Chính phủ cần có một quy chế xây dựng và khai thác các trục thông tin dữ liệu liên quan, từ đó nhằm xác định nhu cầu, mong muốn của người dân, của doanh nghiệp để xây dựng những hệ thống kết nối Chính phủ điện tử hiệu quả hơn. 

Dưới sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu cấp bách của Quốc gia là cần xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật. Hội thảo là dịp để nhận diện rõ những vướng mắc về thể chế, pháp lý cần giải quyết, đồng thời đề xuất giải pháp, với Chính phủ nhằm phát huy được năng lực sáng tạo, chủ động của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể xã hội khác trong xã hội.

Minh Ngọc