Giữa lúc đại dịch Covid-19 đang lây lan khắp toàn cầu, những ngôn từ thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc được sử dụng trong khắp các cuộc bàn thảo chính trị ở Mỹ.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật, tháng 6/2019. Ảnh: Reuters

Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu về Trung Quốc tại thư viện Tổng thống Richard Nixon, tuyên bố thời kỳ hợp tác với Trung Quốc đã qua.

Trước đó, Mỹ quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston với cáo buộc đây là một "trung tâm tình báo". Tổng thống Trump cũng nhắc lại cụm từ "virus Trung Quốc" từng sử dụng trước kia để nói về Covid-19, và chính phủ của ông cũng cân nhắc không cho nhiều quan chức Trung Quốc cùng gia đình họ tới Mỹ.

Nhưng nếu ông Trump muốn trở thành một ứng viên cứng rắn - với - Trung Quốc trong cuộc bầu cử sắp tới, ông có thể đối mặt với sự cạnh tranh từ đối thủ Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, và từ những mâu thuẫn trong hồ sơ của chính mình.

Báo NewStatesman chỉ ra rằng, cho tới gần đây, ông Trump vẫn dành những ngôn từ đặc biệt cho nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Và mới đây, ông thậm chí khen Trung Quốc 15 lần về cách thức xử lý đại dịch Covid-19.

Với Rui Zhong thuộc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ của Trung tâm Wilson ở Washington, DC, lập trường của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc kể từ khi đại dịch chủ yếu là vấn đề kinh tế và chính trị. "Sự cứng rắn của ông Trump về Trung Quốc phụ thuộc vào 2 điều: Thời gian và những chủ thể tham gia", bà viết trong một email.

Mira Rapp-Hooper, một thành viên cấp cao về các nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Các quan hệ đối ngoại cho rằng, nếu Tổng thống Trump muốn cứng rắn với Trung Quốc, ông sẽ tiến vào một chốn đông người. Theo Rapp-Hopper, hiện đang có sự đồng thuận của cả hai đảng rằng, Mỹ và Trung Quốc đang ở giai đoạn cạnh tranh sức mạnh siêu cường.

Và trong nhóm đồng thuận đó có cả Joe Biden. Khi Barack Obama làm Tổng thống, chính quyền chú trọng hợp tác với Trung Quốc về Thái Bình Dương. Nhưng thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi ông Obama rời nhiệm, và mối quan hệ Trung - Mỹ cũng vậy.

"Các đề xuất chính sách ngoại giao của Biden là sự kết hợp một số công cụ mà ông từng dùng thời Obama, một số mạng lưới quốc tế mà ông đã xây dựng khi còn là phó tổng thống, một thượng nghị sĩ với những ngôn từ đối đầu của ông Trump", Zhong viết.

Rapp-Hooper cho rằng, việc ông Biden cam kết làm việc đa phương, nối lại các thỏa thuận và thể chế, tách biệt với cách tiếp cận của Trump. Một chính quyền Biden sẽ "thực sự nhấn mạnh đến vai trò các đồng minh của Mỹ trong bất cứ cách tiếp cận nào ở châu Âu và châu Á", bà nói.

"Quan điểm chúng ta có thể thực hiện chính sách ngoại giao bao trùm mọi không gian đã là quá khứ", Rapp-Hooper nói. Điều đó có nghĩa là, nếu Mỹ muốn đảm bảo các quy định về một cuộc chơi quốc tế công bằng, như trên Internet chẳng hạn, hoặc ở các cơ quan quốc tế, thì nước này không thể làm việc một mình.

Mặc dù đường lối của Mỹ sẽ phụ thuộc vào người được bầu vào tháng 11 tới, chuyên gia Zhong cho rằng Bắc Kinh chủ yếu cũng sẽ như vậy: Củng cố chính sách đối ngoại và các nguồn lực an ninh, và đảm bảo hệ thống kinh tế "chống được mọi điều kiện thời tiết".

"Sách lược đàm phán [của Trung Quốc] sẽ khác, và quan sát chính trị nhân cách của Tổng thống Trump so với một quan điểm mang tính hệ thống của một nhiệm kỳ tổng thống Biden, nhưng các mục tiêu nòng cốt sẽ tương tự".

Thanh Hảo

Trung Quốc tuyên bố Biển Đông không phải là ‘Hawaii của Mỹ’

Trung Quốc tuyên bố Biển Đông không phải là ‘Hawaii của Mỹ’

Bắc Kinh ngày 28/7 nhắc lại sự phản đối của nước này đối với sự can thiệp của Washington tại Biển Đông.

Quan hệ Mỹ - Trung có thể sa lầy đến mức nào?

Quan hệ Mỹ - Trung có thể sa lầy đến mức nào?

Các diễn biến mới đang gia tăng những lo ngại ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương rằng, Mỹ và Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn cắt đứt hoàn toàn quan hệ và thậm chí xung đột toàn diện trong vòng vài tháng tới.