Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã biết từ lâu rằng nền kinh tế nước này phát triển nhanh hơn thị trường thế giới và họ cần phải tái cân bằng nó. Tuy nhiên, nhờ có cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đang khẩn trương theo đuổi mục tiêu này hơn.
Kim Jong Un bất ngờ nhượng bộ Mỹ
Nga bắn tên lửa 'dằn mặt' NATO
Quân đội Đức tiết lộ bí mật gây sửng sốt
Điều này cho thấy, sức ép của Mỹ cuối cùng lại có thể là điều may mắn với Trung Quốc, nhận định của tờ Project Syndicate cho thấy.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng hồi đầu năm nay đã leo thang nhanh chóng. Hiện, chính quyền của ông Trump đã áp đặt thêm 25% thuế đối với số hàng hóa trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc và thêm 10% thuế với số hàng hóa khác trị giá 200 tỷ USD. Nếu lãnh đạo hai nước không thể đi tới một thỏa thuận trong cuộc gặp vào tháng 11 này tại Buenos Aires (Argentina) thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, đây lại là tin tốt với Trung Quốc hơn là với Mỹ.
Cho tới giờ, Trung Quốc vẫn từ chối nhượng bộ trước sức ép của Mỹ. Trong khi Bắc Kinh trả đũa, họ vẫn có hành động tương ứng với Mỹ, tránh để tình hình leo thang quá mức. Nhưng về phần Mỹ, không có lý do nào để cho rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump, vốn đe dọa áp thuế bổ sung với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, sẽ thay đổi quyết định.
Trên thực tế, bất kể tổn thất nào phát sinh từ giao dịch với Trung Quốc mà Mỹ phải gánh chịu đều vượt quá lợi nhuận mà nước này thu về. Trước hết, nhờ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ phải trả ít tiền hơn khi mua một loạt mặt hàng, từ giày dép tới đồ điện tử. Ngoài ra, Mỹ còn duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ (có nghĩa là Mỹ vay từ các đối tác nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc nhiều hơn là nước này cho mượn). Nếu không có nguồn vốn của Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đối mặt với lãi suất cao hơn, nâng chi phí cấp tiền cho nợ công.
Nói ngắn gọn, Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn thị trường thế giới và kinh tế nước này cần phải tái cân bằng. Dù Trung Quốc đã đạt những tiến bộ lớn trong lĩnh vực này từ năm 2008, nhưng tỷ lệ thương mại với GDP (37%) và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP (18%) của nước này vẫn cao hơn so với số liệu tương tự của Mỹ, Nhật và nhiều nền kinh tế lớn khác.
Nếu Trung Quốc giảm thặng dư mậu dịch với Mỹ, nước này cũng sẽ phải giảm thâm hụt mậu dịch với các nền kinh tế Đông Á khác. Tác động của sự tái cân bằng như vậy đối với kinh tế toàn cầu sẽ vô cùng khủng khiếp.
Trung Quốc cần ngừng tích lũy dự trữ ngoại tệ. Nếu nước này tích lũy tài sản nước ngoài, nó phải sinh lãi hơn trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Trong bất kể trường hợp nào, Trung Quốc cũng phải giảm nợ nước ngoài và phải cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Trung Quốc phải nỗ lực hơn nữa trong đổi mới và sáng tạo ở trong nước để giảm dựa dẫm vào công nghệ nước ngoài, vốn không dễ thu thập và ngày càng khó có được
Các mục tiêu trên trên không phải là mới với nhà chức trách Trung Quốc. Tuy nhiên, nhờ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã theo đuổi mục tiêu với sự cấp thiết hơn. Như vậy, cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể là điều may mắn trong những cái rủi mà Trung Quốc gặp phải.
Hoài Linh
Chiến tranh thương mại bùng nổ, ai là nạn nhân đầu tiên?
Chính sách thuế từ Mỹ, Canada, Mexico và EU có thể sẽ gây tổn hại nặng nề quá mức cho WTO.
Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vừa hé lộ về thời điểm có thể chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gây quan ngại toàn thế giới.
Công ty Mỹ ‘ngấm đòn” chiến tranh thương mại với TQ
Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc than phiền họ bắt đầu "ngấm đòn đau" từ cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?
Vì các lí do chính trị, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều thấy khó thoái lui khỏi cuộc chiến tranh thương mại đang nóng bỏng giữa hai nước.