Lần đầu là vào ngày 18/10, hai tuần sau cái chết của cây viết bình luận báo Washington Post, theo một thông cáo từ văn phòng của thượng nghị sĩ Kaine. Lần thứ 2 vào ngày 18/2. Nếu tính từ tháng 12/2017, chính quyền Trump phê chuẩn 7 quyết định chuyển nhượng công nghệ hạt nhân cho Ảrập Xêút.

{keywords}
Tổng thống Donald Trump đối mặt nhiều áp lực phải phản ứng mạnh mẽ hơn về vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại. (Ảnh: Business Insider)

Tin tức kể trên gây nhiều ngạc nhiên – do dư luận vốn phản đối rất dữ dội vai trò của Ảrập Xêút trong vụ sát hại nhà báo Khashoggi.

Giờ đây, càng có thêm nhiều nhà lập pháp của phe Cộng hòa phản đối ông Trump trong bối cảnh có nhiều lo ngại việc cung cấp vũ khí và công nghệ cho Ảrập Xêút sẽ làm nổ ra một cuộc chạy đua vũ trang với những hậu quả nghiêm trọng.

Và, Mỹ cũng đang trong tình thế đối đầu với Iran sau khi ông Trump quyết định rút Washington khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (ICPOA), tức thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Thỏa thuận này Iran ký với Mỹ cùng các nước Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh, theo đó Tehran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy dỡ bỏ cấm vận quốc tế.

Phản ứng trước việc chính quyền Trump triển khai máy bay ném bom và hàng không mẫu hạm tới Trung Đông đồng thời với gia tăng cấm vận, mới đây Iran tuyên bố sẽ ngừng tuân thủ một số cam kết trong JCPOA nếu không được nới lỏng trừng phạt trong tương lai gần.

Cuối tuần trước, tổ chức giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc xác nhận Iran vẫn tuân thủ các phần then chốt của thỏa thuận nhưng lượng dự trữ uranium làm giàu cấp độ thấp và nước nặng đã tăng lên.

Iran cũng lắp đặt 33 máy li tâm mới có khả năng làm giàu uranium nhanh hơn, "tiềm tàng khiến nước này vi phạm các điều khoản của thỏa thuận", AP đưa tin.

Thanh Hảo