-Ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà với 12 công ty “sân sau” của Phạm Công Danh, ông Trần Bắc Hà đã vô tình khiến VNCB mất hơn 2.500 tỷ đồng.

Được triệu tập tới tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, Trưởng Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại hội sở chính của BIDV) vắng mặt không lý do và cũng không cử người đại diện ủy quyền. Trước sự vắng mặt này của ông Hà, đại diện VKS đã có ý kiến đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập ông này tới tòa để phục vụ cho công tác xét xử. Đề nghị này của đại diện VKS đã được HĐXX chấp thuận.

Sở dĩ, VKS yêu cầu phải triệu tập bằng được ông Trần Bắc Hà tới tòa, bởi ông này là người liên quan tới khoản vay 4.700 tỷ đồng của Phạm Công Danh.

Theo điều tra, cuối tháng 5/2013, ông Đoàn Ánh Sáng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ông Đỗ Hoàng Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB), ký thỏa thuận hợp tác với nội dung “BIDV ủng hộ VNCB tham gia chuỗi liên kết 4 nhà của BIDV với tư cách là ngân hàng của người bán (nhà phân phối, sản xuất vật liệu xây dựng - thiết kế nội thất) trên cơ sở VNCB có khách hàng/đối tác tham gia thích cực vào chuỗi liên kết này. BIDV xem xét cấp hạng mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB.

{keywords}

Ông Trần Bắc Hà

Khi thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín (sau đổi tên thành VNCB), do không có tiềm tăng vốn điều lệ nên khoảng tháng 9/2013, Chủ tịch VNCB ông Danh đến BIDV tại Hà Nội gặp ông Đoàn Ánh Sáng (Phó tổng giám đốc) để đặt vấn đề về việc Danh giới thiệu BIDV cho khách hàng vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD). Nếu khách hàng do VNCB giới thiệu không đủ tài sản đảm bảo thì ngân hàng này sẽ hỗ trợ bằng cách dùng tài sản của mình (VNCB) để cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV.

Sau khi được lãnh đạo BIDV đồng ý, ông Danh đã chỉ đạo cấp dưới lựa chọn công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn, trong đó có các công ty của Danh thành lập từ 6/2012 trở về trước bằng cách nhờ các nhân viên, bảo vệ, lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh hoặc người nhà của họ đứng tên Giám đốc ký hồ sơ vay vốn.

Sau đó, ông Danh dùng tài sản đảm bảo là 6 lô đất ở Đà Nẵng và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để đảm bảo các khoản vay.

Theo chỉ đạo của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) ký 12 văn bản gửi BIDV Hội sở chính về việc giới thiệu 12 khách hàng. Ngày 10/9/2013, Mai ký 12 văn bản để BIDV xem xét cho 12 công ty vay vốn. Sau đó, Ban Khách hàng doanh nghiệp (thuộc Hội sở chính BIDV) lập 12 tờ trình về việc phê duyệt chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà đối với 12 khách hàng.

Sau khi Ban Khách hàng doanh nghiệp có tờ trình được Phó tổng giám đốc phụ trách phê duyệt, hồ sơ vay và tờ trình được chuyển đến Ban Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định theo quy trình. Sau đó, Ban Quản lý rủi ro đã có Tờ trình và được Trần Lục Lang- Phó tổng giám đốc ký duyệt và trình lên Ủy ban Quản lý rủi ro xem xét, phê duyệt theo chủ trương, thẩm quyền. Ủy ban này không họp mà lấy ý kiến của từng thành viên phân ban rủi ro.

Ông Trần Bắc Hà với tư cách là Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng đầu tư (thuộc Ủy ban Quản lý rủi ro của BIDV) đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà với 12 công ty. Từ đó, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, BIDV Hội sở đã giao cho 4 chi nhánh vừa nêu thực hiện việc cho vay và thu nợ đầy đủ, đồng ý giải ngân cho 12 công ty là 4.700 tỷ đồng.

Phạm Công Danh khai số tiền vay từ BIDV, ông ta dùng vào việc tăng vốn điều lệ của VNCB, theo đề án từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng, trả nợ cũ, chăm sóc khách hàng và trả lại BIDV. Việc này không đúng với mục đích vay vốn nhưng ông Danh không nói cho BIDV biết.

Sau này, BIDV đã thu hồi toàn bộ số nợ từ tiền đảm bảo của VNCB. Tuy nhiên, thương vụ này đã khiến VNCB thiệt hại 2.550 tỷ đồng.

Về phía CQĐT xác định ông Trần Bắc Hà và hai Phó tổng giám đốc BIDV Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang và một số cán bộ chỉ thống nhất về chủ trương, không có mối quan hệ quen biết với ông Danh cũng như biết các công ty này do ông Danh thành lập, nên không có cơ sở xử lý hình sự, CQĐT đã đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính.

Vì sao đại gia Trầm Bê 'ngã ngựa'?

Vì sao đại gia Trầm Bê 'ngã ngựa'?

Từ đại gia lừng lẫy trên thương trường, làm gì "trúng" đó, nhưng bất ngờ Trầm Bê bị bắt và bị truy tố với khung hình phạt lên tới 20 năm tù khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Ông Phạm Công Danh và Trầm Bê sắp hầu tòa

Ông Phạm Công Danh và Trầm Bê sắp hầu tòa

Trong hai giai đoạn của vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng.

Hoàn tất cáo trạng truy tố Trầm Bê và Phạm Công Danh

Hoàn tất cáo trạng truy tố Trầm Bê và Phạm Công Danh

VKSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại các ngân hàng: Xây dựng (VNCB), Sacombank; Tiên Phong; BIDV.

Phạm Công Danh 'dẫn lối' đưa  Trầm Bê đến trại giam

Phạm Công Danh 'dẫn lối' đưa Trầm Bê đến trại giam

Trong lúc cần 1.700 tỷ đồng để trả khoản vay của BIDV, Phạm Công Danh đã đến gõ cửa Trầm Bê, để rồi cùng vướng lưới pháp luật.

Nhận diện các bị can bị khởi tố trong vụ bắt giam ông Trầm Bê

Nhận diện các bị can bị khởi tố trong vụ bắt giam ông Trầm Bê

CQĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank.

Đoàn Nga