Bài thơ Tổ quốc gọi tên sẽ được ông Ngô Xuân Phúc đăng ký với Cục Bản quyền tác giả trong trường hợp bà Nguyễn Phan Quế Mai không về nước để đối thoại...

Xác nhận với báo, luật sư Ngô Anh Tuấn, người đại diện quyền hợp pháp của ông Ngô Xuân Phúc cho biết: “Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Phan Quế Mai vẫn chưa đăng ký bản quyền bài thơ Tổ quốc gọi tên, vì vậy chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký với Cục Bản quyền tác giả. Chúng tôi có đầy đủ các quyền để đăng ký sở hữu bài thơ này”.

Tuy nhiên ông Ngô Anh Tuấn cho biết, đây cũng chỉ là một trong những bước tiến hành kế tiếp trong trường hợp các cuộc đối thoại giữa ông Ngô Xuân Phúc và bà Quế Mai không thành công, hoặc bà Quế Mai từ chối về nước tham gia đối chất. Ông Tuấn cho biết thêm không loại trừ khả năng sẽ nhờ đến phán quyết của tòa án như là biện pháp cuối cùng để giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp bản quyền bài thơ Tổ quốc gọi tên.

{keywords}

Tập thơ có đăng bài thơ Tổ quốc gọi tên của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai

Đặt câu hỏi về khả năng Cục Bản quyền có chấp nhận cấp bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ bài thơ Tổ quốc gọi tên cho ông Ngô Xuân Phúc hay không? Luật sư Ngô Anh Tuấn trả lời: “Về mặt pháp lý, chúng tôi có quyền đi đăng ký và làm theo yêu cầu của Cục, nhưng để được chấp nhận hay không thì thuộc về thẩm quyền của Cục Bản quyền tác giả. Tôi chưa thể trả được, nhưng ít nhất động thái này là để buộc chị Mai phải về đối thoại với chúng tôi".

{keywords} 

Để tìm hiểu những vấn đề có liên quan về quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi luật sư Phan Vũ Tuấn, Chánh văn phòng Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM. Ông Tuấn cho biết: "Việt Nam là thành viên của Công ước Berne (Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 10.2004 – PV). Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả tự động hay bảo hộ đương nhiên là một trong những nguyên tắc chủ đạo của Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả. Nguyên tắc này được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 5 của Công ước như sau: Tác phẩm chỉ được bảo hộ khi nó thể hiện ý tưởng cụ thể hóa chứ không bảo hộ dưới bất cứ hình thức nào. Và ý tưởng sẽ được bảo khi nó được thể hiện ra dưới một hình thức vật chất nhất định. Ví dụ nó được viết lên một tờ giấy, tác động lên bàn phím lên máy tính, in thành sách, băng đĩa... Theo đó ta có thể hiểu tác phẩm sáng tạo ra theo những hình thức vừa nêu trên sẽ được bảo hộ ngay sau khi nó ra đời mà không cần thông qua bất cứ hình thức đăng ký nào.Tuy nhiên, nếu đăng ký bản quyền thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Trường hợp có tranh chấp xảy ra thì người đã đăng ký không cần phải chứng minh, việc chứng minh sẽ thuộc người còn lại”.

Tác phẩm sáng tạo ra được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định sẽ được bảo hộ ngay sau khi nó ra đời mà không cần thông qua bất cứ hình thức đăng ký nào.Tuy nhiên nếu đăng ký bản quyền thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì người đã đăng ký không cần phải chứng minh, việc chứng minh sẽ thuộc người còn lại.”- Luật sư Phan Vũ Tuấn, Chánh văn phòng Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM.

Quay trở lại trường hợp cụ thể là vụ tranh chấp bài thơ Tổ quốc gọi tên giữa bà Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân Phúc trong khi cả hai đều chưa đăng ký với Cục Bản quyền tác giả. Luật sư Phan Vũ Tuấn cho biết “Nếu căn cứ vào công ước Berne thì bà Quế Mai đang có đủ các quyền là chủ sở hữu của bài thơ Tổ quốc gọi tên vì được phát hành dưới nhiều dạng vật chất khác nhau từ năm 2011. Trường hợp phải kiện ra tòa thì ông Phúc phải trình ra bằng chứng vật chất và thời gian ra đời của bài thơ trước năm 2011”.

Vụ tranh chấp bài thơ Tổ quốc gọi tên mình cũng đã xuất hiện một số nhân chứng là bà Bàng Ái Thơ ở Bắc Giang và ông Nguyễn Văn Nội ở Hà Nội. Các nhân chứng cho biết họ sẵn sàng hầu tòa để làm chứng cho ông Phúc. Tuy nhiên ngoài “trí nhớ” ra nhân chứng của ông Phúc vẫn không có thêm bất cứ bằng chứng nào mang tính "vật chất" cả.

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn, việc có chấp nhận những nhân chứng này hay không là do quyết định của tòa án, nhưng ở góc độ pháp luật liên quan đến việc phân xử tranh chấp bản quyền thì những “bằng chứng” từ “trí nhớ” sẽ là vô giá trị.

(Theo Một Thế Giới)