Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tăng trưởng tín dụng năm 2022 đạt tốc độ 14,5%, cao hơn hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) đặt ra đầu năm, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 1,5% so với hạn mức sau khi đã nới room.

Như vậy, tổng lượng tín dụng của toàn nền kinh tế ước đạt 12 triệu tỷ đồng trong năm 2022.

Theo báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2022 của 10 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất hiện nay, tổng dư nợ cho vay của nhóm này đạt 6,259 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2021 và chiếm khoảng 50% thị phần cho vay của toàn ngành. 

Tuy nhiên, danh sách này không có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) do ngân hàng có mạng lưới lớn nhất hệ thống chưa công bố báo cáo tài chính quý IV. Do đó, thứ tự xếp hạng về thị phần cho vay và huy động của 10 ngân hàng lớn nhất chỉ mang tính chất tương đối.

Theo danh sách này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) dẫn đầu thị trường với tổng dư nợ tín dụng đạt 1,45 triệu tỷ đồng. 

Đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) 1,234 triệu tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 1,111 triệu tỷ đồng. 

Xếp theo thứ tự, 7 ngân hàng còn lại gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho vay khách hàng 435.190 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho vay khách hàng 411.369 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho vay 410.153 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho vay 365.046 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho vay 361.673 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) cho vay 247.017 tỷ đồng; và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cho vay 231.944 tỷ đồng.

Thị phần huy động và cho vay các ngân hàng năm 2022. (Nguồn: BCTC quý IV).

Ở chiều ngược lại, tổng lượng tiền gửi 10 ngân hàng này huy động trong năm qua là xấp xỉ 5,663 triệu tỷ đồng, tăng 10,45% so với năm 2021.

BIDV tiếp tục là ngân hàng chiếm lĩnh thị phần huy động lớn nhất với 1,361 triệu tỷ đồng tiền gửi của khách hàng. Hai ngân hàng cùng có lượng tiền gửi đạt trên 1 triệu tỷ đồng là VietinBank 1,159 triệu tỷ đồng và Vietcombank 1,136 triệu tỷ đồng.

7 ngân hàng còn lại trong Top 10 ngân hàng lớn nhất huy động lượng tiền gửi như sau: MB 389 nghìn tỷ đồng; ACB 380 nghìn tỷ đồng; Techcombank 316 nghìn tỷ đồng; SHB 324.289 tỷ đồng; VPBank 239.128 tỷ đồng; HDBank 183.291 tỷ đồng và VIB 173.702 tỷ đồng.

Ngân hàng bước vào mùa đại hội cổ đông

Ngân hàng bước vào mùa đại hội cổ đông

Đến nay, hầu hết các ngân hàng đã chốt thời gian và địa điểm tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023. Phần lớn đại hội đồng cổ đông của các nhà băng diễn ra trong tháng 4.
Ngân hàng lớn nhóm Big4 giảm lãi suất tiết kiệm ra sao?

Ngân hàng lớn nhóm Big4 giảm lãi suất tiết kiệm ra sao?

Theo cập nhật bảng lãi suất huy động tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước sáng 6/3, có 3 ngân hàng giảm lãi suất huy động tại quầy gồm Agribank, VietinBank và Vietcombank. Tuy nhiên, lãi suất huy động online vẫn không thay đổi so với tuần trước.