CTCP Cao su Sao Vàng (SRC) vừa công bố quyết định thành lập CTCP Sao Vàng - Hoành Sơn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp Cao su Sao Vàng tại Hà Tĩnh. Doanh nghiệp mới sẽ có vốn 500 tỷ đồng, trong đó cao su Sao Vàng góp 50% vốn, Tập đoàn Hoành Sơn góp 49% vốn và 1% còn lại thuộc về bà Nguyễn Thị Hằng Nga.
Ông Nguyễn Việt Hùng, thành viên HĐQT Cao su Sao Vàng được cử làm đại diện phần vốn góp, tham gia vào HĐQT Công ty Sao Vàng - Hoành Sơn.
Hoành Sơn là một tập đoàn nổi tiếng trong thời gian gần đây sau khi hợp tác với Cao su Sao Vàng thực hiện dự án tổ hợp thương mại nhà ở tại 231 Nguyễn Trãi với tỷ lệ góp vốn 26%. SRC là doanh nghiệp có thương hiệu trong ngành săm lốp Việt Nam nhưng trong vài năm gần đây hút giới đầu tư với mảnh đất vàng hiếm có, rộng 6,2ha trải dài hàng trăm mét dọc con đường trục lớn Nguyễn Trãi tại Hà Nội.
Trong tháng 7/2019, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã bán đấu giá hơn 4,2 triệu cổ phiếu SRC, tương đương 15% vốn điều lệ, với giá hơn 46.400 đồng/cp cho 4 nhà đầu tư và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 36%.
Đại gia kín tiếng lập doanh nghiệp mới. |
Số cổ phần đã được 4 NĐT chi gần 200 tỷ đồng mua lạ. Sau đó tại ĐHCĐ bất thường, cuối 2019, ông Phạm Hoành Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Hoành Sơn đã trở thành Chủ tịch HĐQT Cao su Sao Vàng.
Hiện tại, giá cổ phiếu SRC ở mức dưới 20 ngàn đồng, thấp hơn nhiều so với giá đấu giá. Tuy nhiên, thực tế triển vọng của SRC rất lớn, thương hiệu Cao su Sao vàng được biết đến trên cả nước và được kỳ vọng sẽ làm ăn tốt sau cổ phần hóa. Bên cạnh đó, mảnh đất vàng 6,2ha ở trung tâm Hà Nội chắc chắn là một tài sản lớn và có khả năng sinh lời cao trong tương lai.
Theo thông tin từ Vinachem, SRC thậm chí còn có nhiều quỹ đất sản xuất kinh doanh, thương mại, khu công nghiệp lớn khác như hàng ngàn mét vuông đất tại Hòa Vang (Đà Nẵng); hơn 210 ngàn mét vuông đất tại KCN Châu Sơn, Hà Nam; vài hecta đất tại Thái Bình và Vĩnh Phúc…
Trước đó, theo báo cáo của Vinachem, mặt bằng thuê đất tại khu Nguyễn Trãi được SRC ký hợp tác với CTCP Tập đoàn Hoành Sơn lập một liên danh để thực hiện dự án "Tổ hợp thương mại và Nhà ở Sao Vàng Hoành Sơn" từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn đang ở giai đoạn hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Gần đây, Nhà nước đã thành công trong một số vụ thoái vốn và thu về nguồn tiền lớn cho ngân sách như vụ bán cổ phần Sabeco thu về 5 tỷ USD; bán khách sạn Kim Liên đã từng đấu giá được gấp 9 lần giá khởi điểm… Tuy nhiên, điều lo ngại là nhiều nhà đầu tư mới nếu NĐT đổ tiền vào doanh nghiệp này không tập trung vào ngành cốt lõi.
Khu đất của SRC tại Hà Nội |
Trong vài năm gần đây, Vinachem đẩy mạnh việc thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên đang gặp khó khăn trong hoạt động nhưng lại thu hút sự quan tâm của các NĐT do có nhiều lô đất vàng.
Bên cạnh SRC, Vinachem còn có Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng (DCI). Đây là doanh nghiệp sở hữu lượng đất đai hơn 16ha tại khu vực trung tâm Đà Nẵng. Bột giặt NET cũng có nhiều đất khu công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tư vấn Đầu tư và Xây dựng mỏ (Incodemic) cũng sở hữu rất nhiều đất đai tại Hà Nội.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực giảm giá tăng trở lại sau khi chứng khoán Mỹ giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19.
Cả 3 cổ phiếu họ Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đều giảm mạnh, nhóm ngân hàng cũng quay đầu giảm điểm.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo Yuanta Việt Nam, thị trường có thể sẽ biến động hẹp trong vùng giá 890-895 điểm của VN-Index và dòng tiền vẫn có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu Midcap và Smallcap có thể sẽ chịu áp lực điều chỉnh trong phiên kế tiếp và thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền có thể vẫn sẽ chủ yếu tập trung xu hướng ở từng cổ phiếu. Đồng thời, tỷ trọng cổ phiếu tăng nhẹ cho thấy cơ hội giải ngân vẫn xuất hiện, nhưng cơ hội vẫn chưa nhiều.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/3, VN-Index tăng 3,94 điểm lên 893,31 điểm; HNX-Index tăng 1,01 điểm lên 115,03 điểm. Upcom-Index giảm 0,09 điểm xuống 55,45 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 5,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà