Cụ thể, trong chuyến công du đầu tiên của mình, Tân Thủ tướng Anh sẽ lần lượt có các cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước hội nghị G7 diễn ra từ ngày 24 - 26/8 tại vùng Biarritz, Pháp. Ông Johnson dự định sẽ thông báo cho hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức về việc Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 31/10 tới, dù nước này có đạt được thỏa thuận Brexit với EU hay không.

{keywords}
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, nước Anh đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiến pháp, khi ông Johnson liên tục bày tỏ việc nước Anh rời EU khi không đạt được thỏa thuận, trừ khi EU đồng ý việc tái đàm phán với Anh về các điều khoản Brexit.

Hiện Thủ tướng Anh đang chịu áp lực từ các chính trị gia thuộc hệ thống xác định các lập trường chính trị, khi lãnh đạo lực lượng đối lập Jeremy Corbyn tuyên bố sẽ hạ bệ chính quyền ông Johnson vào đầu tháng 9 với mục đích trì hoãn Brexit. Tuy nhiên, hiện chưa rõ các nhà lập pháp sẽ đoàn kết hay sử dụng quyền của Nghị viện Anh nhằm ngăn chặn việc Brexit không thỏa thuận sẽ diễn ra vào ngày 31/10 tới.

Mấy năm nay, nước Anh luôn bị chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Brexit. Cụ thể, phe phản đối việc Anh không đạt được thỏa thuận Brexit cho rằng, đó sẽ là một thảm họa gây tổn hại tới sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đánh mạnh vào thị trường tài chính, gây ra suy yếu vị thế trung tâm kinh tế thế giới của London. Phe ủng hộ việc Anh không đạt thỏa thuận Brexit lại cho rằng, sẽ có một sự trì hoãn tạm thời nhưng nền kinh tế Anh sẽ thoát khỏi những điều khoản hội nhập khiến châu Âu bị tụt sau Trung Quốc và Mỹ.

Tuấn Trần