1. Táo quân hay ba ông đầu rau thực tế gồm mấy ông và mấy bà?
-
2 ông và 1 bà
0%
- 2 bà và 1 ông
0%- 3 ông
0%- 3 bà
0%Chính xácTheo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau". Sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi cũng có sự tích ba ông đầu rau, nói về nguồn gốc “vua bếp hai ông một bà” gồm người vợ là Thị Nhi (Nhi nghĩa là nhừ, chín nhừ), người chồng trước là Trọng Cao (Cao nghĩa là tinh bột, ám chỉ gạo) và người chồng sau là Phạm Lang (Còn đọc là Canh, món canh).
2. Ngoài cá chép, một số nơi trên thế giới còn cúng ông Công ông Táo bằng gì?
-
Đèn trời
0%
- Ngựa giấy
0%- Thuyền giấy
0%- Kiệu bằng giấy
0%Chính xácMột số nơi tại miền Trung Việt Nam, Trung Quốc hoặc Đài Loan, quan niệm thần bếp sẽ cưỡi một con ngựa giấy lên chầu trời. Vì vậy, người dân đã mua ngựa giấy để cúng ông Công ông Táo.
3. Món ăn nào sau đây không được phép xuất hiện trong mâm cúng ông Công ông Táo ở một số nơi?
-
Xôi
0%
- Giò
0%- Gà
0%- Canh
0%Chính xácMột số nơi kiêng món canh trong mâm cúng ông Công ông Táo. Nguyên nhân được cho là do ông táo làm bằng đất sét.
4. Ông Công ông Táo lên chầu Trời vào ngày 23 tháng Chạp và quay trở lại bếp vào thời điểm nào?
-
Ngày 29
0%
- Ngày 30
0%- Mùng 1
0%- Mùng 2
0%Chính xácTương truyền ông Táo về chầu trời trong 7 ngày, từ 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Vào ngày 30, gia chủ sẽ làm lễ đón ông Táo về.
5. Quốc gia nào sau đây không cúng ông Công ông Táo?
-
Trung Quốc
0%
- Nhật Bản
0%- Hàn Quốc
0%- Campuchia
0%Chính xácKhông chỉ Việt Nam, một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có tục thờ cúng ông Công, ông Táo.
- Nhật Bản
- Ngày 30
- Giò
- Ngựa giấy
- 2 bà và 1 ông