Theo lý giải của các hãng, Việt Nam đang đứng trước một bước chuyển mới ở thị trường ôtô, khi đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết - hơn 90 triệu dân, GDP đầu người vượt ngưỡng cần thiết cho một cuộc bùng nổ công nghiệp ôtô (trên 2.00 USD) và đặc biệt là tỷ lệ sở hữu xe vẫn còn thấp (khoảng 20 xe/1.000 dân - theo Solidiance). Chính vì vậy, cho dù xe nhập khẩu về nhiều, nhưng giá bán vẫn chưa có gì thay đổi, nếu không muốn nói là đang ở mức cao so với các nước trong khu vực.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2019 vừa qua, thị trường Việt Nam nhập khẩu khoảng 13.000 xe, trị giá khoảng 256 triệu USD, tăng 2.000 xe (khoảng 18%) so với tháng 3/2019.
So với cùng kì năm ngoái, thời điểm các hãng chưa thể nhập khẩu xe do các thủ tục mới đối với ngành kinh doanh nhập khẩu ôtô, số lượng xe này tăng hơn tới 502,9%, với trị giá cao hơn 422%.
Trong khi đó, nếu tính từ đầu năm 2019, đã có khoảng 52.000 xe nhập khẩu vào Việt Nam, đạt trị giá lên tới 1,139 tỉ USD.
Theo thống kê sơ bộ, các dòng xe miễn thuế từ ASEAN vẫn tiếp tục chiếm số lượng lớn, tận dụng các nhà máy sẵn có của các hãng lớn trên thế giới như SUV 7 chỗ, bán tải cùng một số dòng MPV 5+2.
Hiện tại ở thị trường Việt Nam, các thương hiệu Hàn quốc đã hoàn toàn lắp ráp trong nước, trong khi các thương hiệu Nhật Bản lắp ráp trong nước khá ít, như Honda (chỉ còn duy nhất mẫu City), Toyota chỉ còn lại mẫu Vios/Altis/Innova (vừa chuyển sang nhập khẩu nhập khẩu Camry), Mitsubishi còn lại Outlander…
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính trong tháng 4/2019 các doanh nghiệp kinh doanh xe máy tại Việt Nam nhập khẩu số lượng hàng hoá có trị giá khoảng 65 triệu USD, nâng tổng kim ngạch kể từ đầu năm lên 240 triệu USD.
(Theo Dân trí)
Chất chơi dân Tây Nguyên: Siêu xe và biển 'khủng'
Không thua kém các tay chơi Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn, những dân chơi Tây Nguyên cũng sở hữu bộ xế hộp biển khủng không kém, cũng đeo biển tứ quý, ngũ quý, biển số cặp, số gánh, số tiến…