Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN với 15 cơ quan chuyên ngành, phụ trách nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân như phúc lợi xã hội và phát triển, lao động - việc làm, thanh niên, phụ nữ, quyền của phụ nữ và trẻ em, y tế, giáo dục, văn hóa - nghệ thuật, công vụ - nội vụ, thông tin truyền thông, phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo, tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu.

W-hoinghi-1.png
Diễn đàn Thanh niên Tình nguyện ASEAN mở rộng.

ASEAN có thể không phải là khu vực phát triển nhất nhưng là một trong những khu vực năng động nhất, triển vọng nhất và trẻ trung nhất.  Sức mạnh này có được chính là bởi ASEAN đang có một đội ngũ thanh niên trẻ ưu tú, không ngừng nỗ lực trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích ứng và làm chủ tương lai. Có thể nói, sức mạnh của khối đại đoàn kết với hàng trăm dân tộc trong “Ngôi nhà chung ASEAN” đang là nguồn lực quan trọng, mạnh mẽ để Cộng đồng ASEAN vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2020 - 2022, Cộng đồng ASEAN với hơn 200 triệu thanh niên đã chứng tỏ năng lực thích ứng với tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua thách thức để phát triển.

Cùng với sự phát triển tốt đẹp của hợp tác ASEAN nói chung, quan hệ hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thanh niên ngày càng được mở rộng. Các hoạt động hợp tác thanh niên ASEAN đã tạo cơ hội để thanh niên gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu về cộng đồng ASEAN và các nước thành viên, góp phần tăng cường hiểu biết, hợp tác giữa thanh niên và nhân dân Việt Nam với thanh niên và nhân dân các nước trong khu vực.

Ở đâu có lực lượng thanh niên trí tuệ, thích ứng cao thì khu vực đó, cộng đồng đó càng vững mạnh và phát triển. Thanh niên chính là khởi nguồn của sáng tạo, đổi mới, cống hiến và thịnh vượng của mỗi quốc gia và khu vực. Với tư cách là cơ quan điều phối, chủ trì Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội luôn coi trọng tăng cường nhận thức của thanh niên về Cộng đồng ASEAN

Năm nay, diễn đàn được tổ chức trong khuôn viên của Đại học Indonesia ở tỉnh Tây Java. Với chủ đề “Suy nghĩ - Cảm nhận - Hành động: Hồi sinh mạnh mẽ hơn.”

Sự kiện thu hút khoảng 100-150 đại biểu đến từ tất cả các trường thành viên AUN, gồm Indonesia, Lào, Singapore, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Brunei và 3 nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo bà Amelita, Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN và ASEAN+3 là hoạt động thường niên quy tụ sinh viên đến từ nhiều trường đại học hàng đầu trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 Sự kiện này đánh dấu sự trở lại sau 3 năm trì hoãn do đại dịch COVID-19.

trong thời gian đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, thanh niên Việt Nam đã chủ động, xung kích triển khai các đội hình thanh niên tình nguyện với quy mô hợp lý, hoạt động thiết thực, thực hiện các sáng kiến vì cộng đồng, chú trọng các hoạt động trên nền tảng số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Hình ảnh thanh niên Việt Nam tham gia phòng, chống dịch bệnh và ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao.

Duy Tiến và nhóm PV, BTV