Ngày 4/3, bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện quận 2, TP.HCM cho biết, đơn vị vừa gắp dị vật là bấm móng tay cho bệnh nhân S.N.Q (29 tuổi, ngụ TP.HCM).

Anh Q. cho biết, trong lúc đùa giỡn, anh ngậm bấm móng tay rồi vô tình nuốt phải nên đến Bệnh viện quận 2 cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân được mổ nội soi gắp dị vật.

{keywords}

Dị vật là bấm móng tay được bác sĩ gắp ra từ dạ dày bệnh nhân

Theo bác sĩ Khanh, do ống tiêu hóa có rất nhiều dịch nên bề mặt trơn láng, việc lấy dị vật gặp nhiều khó khăn. 

“Thiết bị chuyên dụng được các bác sĩ sáng chế giúp quá trình lấy dị vật không tổn thương niêm mạc”, bác sĩ Khanh cho biết.

Sau 30 phút, bác sĩ lấy bấm móng tay kích thước 12x1,2cm ra khỏi đường tiêu hóa của bệnh nhân. 

Hiện anh Q. đã tỉnh, tiếp xúc tốt, không còn đau bụng và được xuất viện về nhà.

Bác sĩ Khanh cho biết, dị vật có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của đường tiêu hóa từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn. Tuy nhiên, ở đoạn thực quản và ruột non là hay gặp nhất.

Dị vật thường là xương động vật (gà, vịt, cá, chim), tăm tre, đinh, đồng xu, vỏ thuốc hay các khối thức ăn dạng cơ gân.

Theo bác sĩ Khanh, biến chứng khi bị dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, gây thủng nội tạng chảy máu, áp xe tại chỗ, nhiễm trùng máu thậm chí gây tử vong.

Mỗi năm Bệnh viện quận 2 tiếp nhận 15-20 trường hợp dị vật đường tiêu hóa.

Liên Anh

Bé trai 6 tuổi thủng ruột do nuốt nam châm và chuỗi hạt kim loại

Bé trai 6 tuổi thủng ruột do nuốt nam châm và chuỗi hạt kim loại

Khi bé đau bụng nhiều ngày, nôn ói, hơi sốt, bố mẹ đưa đi khám mới phát hiện bé nuốt phải nam châm và chuỗi hạt kim loại.