Món vịt quay vốn là đặc sản nổi tiếng từ Đông Bắc Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh. Đặc trưng của món ăn này là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm, thịt bên trong mềm ngọt đặc trưng.

Nhưng để chiều được thực khách Việt, nhiều chủ quán ở Hà Nội đã có cách biến tấu mới lạ tạo ra món vịt quay hợp khẩu vị người Việt. Trong đó, "bí mật" không chỉ nằm ở khâu tẩm ướp gia vị mà còn ở cách nướng vịt "có một không hai". 

{keywords}
Điểm khác biệt nhất của quán vịt quay này nằm ở 2 chiếc lu đất được đặt cố định trước cửa quán. Được biết, lu đất này được chủ nhà hàng đặt tại làng gốm Bát Tràng, đảm bảo giữ nhiệt tốt, nó cũng quyết định đến độ mềm, ngon của thịt vịt sau khi quay.
{keywords}
Quay bằng lu đất cần sự cẩn thận, nhạy bén. “Mọi công đoạn đều làm thủ công từ nhóm lửa, thêm than, lật dở vịt và theo dõi nhiệt để vịt không bị cháy.”, anh Hoàng Tân Đạt, chủ nhà hàng vịt quay lu đất trên đường Trần Qúy Kiên (Hà Nội) cho biết.
{keywords}
“Gia đình tôi rất thích ăn vịt quay, nhưng lần đầu thấy vịt quay trong lu đất rất lạ nên đã tới quán ăn thử. Cũng giống như cá kho trong niêu đất, tôi nghĩ vịt quay trong lu đất sẽ giữ được hương vị nguyên sơ, dân giã làm cuốn hút tôi”, anh Trần Văn Ba (Mai Dịch, Hà Nội) chia sẻ.
{keywords}
Mỗi con vịt được tẩm ướp gần 30 loại gia vị như: hồi, quế, kỳ tử… Sau đó khi tẩm ướp, vịt được sấy từ 6 – 8 tiếng cho da khô, đanh và ngấm tất cả các gia vị vào từng thớ thịt rồi mới cho vào lu quay.
{keywords}
Sau 45 – 50 phút quay, vịt vẫn béo, thớ thịt dày và mềm bởi quay trong lu đất sẽ giữ được tối đa lượng nước trong thịt.

“Suốt 6 tháng đầu, tôi chỉ bán được vài con một ngày, hôm nào bán được 8 con là mừng lắm. Cũng rất áp lực nhưng không nản, vì món ăn của mình cũng có nét độc, lạ. Nên tôi đầu tư thời gian điều chỉnh công thức cho phù hợp khẩu vị của người Việt”, Anh Đạt chia sẻ.

Khác với cách làm của anh Đạt, quán vịt của chị Thanh trên phố Cầu Gỗ (Hà Nội) 20 năm nay sử dụng lu inox để quay vịt. “Không kể ngày tạnh ráo, những ngày mưa lạnh khách đến mua vẫn đông. Phần lớn đối tượng khách hàng nhà tôi là người dân phố cổ nên chất lượng phải luôn đặt lên hàng đầu”.

Chị Thanh cũng tiết lộ thêm, quán chỉ bán chiều tối, nhưng có hôm khách đông, không đủ hàng bán, chị phải đóng cửa từ 6 giờ tối.

{keywords}
Quán vịt của chị Thanh chỉ có 1 chiếc tủ nhỏ đặt trước con hẻm trên phố Cầu Gỗ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).v

Một con vịt quay hấp dẫn sẽ có lớp da chín màu bánh mật, giòn rụm vị béo mà không hề ngấy, bên trong thịt mềm ngọt thơm. Trời se lạnh, thưởng thức vịt nướng với cơm nóng hoặc đơn giản nhất là cuốn với bánh tráng, thêm vài thứ rau thơm như dưa chuột, cà rốt... chấm với vị đậm đà của nước sốt, miếng vịt quay thơm mềm quyện với các loại gia vị chắc chắn sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên. 

(Theo Dân Trí)