Quảng Bình là một trong những tỉnh có vùng biển rộng và bờ biển kéo dài hơn 100km, hội tụ nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. 

W-IMG_2189 nuôi trồng thuỷ sản (usded).jpg
Vùng triều ven biển của Quảng Bình có diện tích lớn, rộng hơn 50.000ha, là một trong những điều kện và lợi thế giúp tỉnh phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng hải sản. Ảnh: Hải Yến

Dọc bờ biển của Quảng Bình có 5 cửa sông chính là sông Giang, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hoà và sông Dinh với tổng dện tích vùng mặt nước lớn có khả năng nuôi trồng thuỷ sản lên đến hàng chục nghìn héc ta. Bên cạnh đó, với vùng triều ven biển có diện tích hơn 50.000ha; cộng với khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo và có khoảng hơn 40.000ha cát… là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển mạnh ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Trong những năm qua, tốc độ phát triển ngành thuỷ sản Quảng Bình có sự tăng trưởng nhanh, nhất là lĩnh vực nuôi trồng. Năm 2023, sản lượng nuôi thuỷ sản của tỉnh Quảng Bình đạt trên 13.200 tấn. Năm 2024, Quảng Bình phấn đấu đạt sản lượng nuôi thủy sản là trên 13.500 tấn. 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, diện tích thả nuôi thủy sản ở Quảng Bình có 6.155 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi mặn lợ là 1.485 ha và nuôi nước ngọt 4.670 ha. 

Theo số liệu thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 24 dự án đang hoạt động nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích đất sử dụng là 1.080ha, chia thành hai nhóm, gồm 13 dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản trên cát có diện tích khoảng 314,41ha, tập trung tại các xã vùng ven biển như Ngư Thủy Bắc, Hải Ninh, Bảo Ninh, Trung Trạch; 11 dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản trên ao (hồ) có diện tích khoảng 765,59ha tập trung tại các xã, phường ven sông của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Để tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển cũng như tạo điều kiện cho các chủ dự án, hộ nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh yên tâm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất nuôi trồng, góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Bình, tỉnh đang hướng đến đầu tư có mũi nhọn cho các mô hình nuôi thủy sản giá trị cao, nhằm giúp người dân tăng thu nhập. Qua đó, để Quảng Bình từng bước phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

Hiện nay, tỉnh đang nhân rộng và duy trì các đối tượng nuôi biển, sẽ phát triển thêm nuôi ở đập lớn, một số đối tượng cá nước ngọt, để tạo điều kiện cho bà con miền núi làm kinh tế về thủy sản ổn định.

Trong đó, tỉnh đang tập trung xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, như: Ốc hương, hàu đại dương, cá bớp, cá chẻm, cá dìa, cá lóc, tôm thẻ chân trắng… giúp người dân thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

PV