{keywords}
{keywords}

Ông Trump nhiều lần lên tiếng về việc có những gian lận và bất thường trong bầu cử đã xảy ra ở "các bang chiến trường" quan trọng theo hướng có lợi cho ông Biden.

Mặc dù đảng Dân chủ không khuyến khích gian lận để có lợi cho ông Biden, nhưng họ đã tạo điều kiện để gian lận có đất phát triển, bao gồm việc thay đổi các quy tắc bầu cử và thủ tục bỏ phiếu ngay trước khi cuộc bầu cử diễn ra, chuyển sang hình thức bỏ phiếu phổ thông qua thư, không yêu cầu xuất trình giấy tờ nhận dạng cử tri, không thực thi quy định về minh bạch và trách nhiệm giải trình. 

{keywords}

Ngay lập tức, các luật sư của ông Trump đã thu thập bằng chứng trong nỗ lực giành lại chiến thắng cho ông. Tuy nhiên, họ đã không thể thuyết phục được các tòa án tiểu bang và liên bang cũng như Tòa án Tối cao, chưa kể các cơ quan lập pháp cấp tiểu bang rằng đã có các "hoạt động mờ ám" ở quy mô đủ để lật ngược kết quả bầu cử. Một luật sư còn kêu gọi các cử tri đảng Cộng hòa tẩy chay bầu cử - chẳng phải đó là một hành động tự sát hay sao? 

Một thất bại trong các nỗ lực của ông Trump là ông đã tấn công các đồng minh của mình, những người không thể hoặc không sẵn lòng giúp đỡ ông. Ông đã tạo ra sự chia rẽ ngay trong đảng của mình, vào đúng thời điểm mà đảng Cộng hòa cần đoàn kết để giành lại quyền kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng từ tay đảng Dân chủ. 

Ông Trump đã dồn sức vào nỗ lực cuối cùng để đảo ngược chiến thắng của ông Biden. Ông đã thuyết phục một số thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ chính thức “bác bỏ” kết quả kiểm phiếu đại cử tri ngày 6/1 tại Washington khi ông Biden sẽ được chính thức gọi tên là tân Tổng thống của nước Mỹ. 

Có thể thấy ngay là việc này sẽ không bao giờ thành công, mặc dù vậy, việc phản đối đã được thực hiện. Vấn đề là động thái này không những không thành công mà còn khiến đảng Cộng hoà chia rẽ thành hai phe: một phe ủng hộ ông Trump và một phe chỉ muốn guồng máy tiếp tục với chính quyền mới. 

{keywords}

Ngày 5/1, đảng Dân chủ đã đánh bại hai thượng nghị sĩ đương nhiệm của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử “hiệp phụ” tại tiểu bang Georgia. Với chiến thắng của đảng Dân chủ, số ghế tại Thượng viện được chia đều cho 2 đảng theo tỷ lệ 50:50. Điều đó có nghĩa là khi xảy ra tình trạng biểu quyết không có kết quả chung cuộc vì rơi vào thế 50:50, bà Kamala Harris, trong cương vị Phó Tổng thống sẽ là người quyết định chiến thắng cho phe dân chủ bằng lá phiếu của mình. 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho ông Biden là chương trình nghị sự chính sách của ông nhằm chuyển đổi toàn diện mô hình nước Mỹ không được lòng nhiều cử tri - đó là các chính sách về y tế, kiểm soát súng đạn, nhập cư và các vấn đề khác. Năm 2022 tới đây sẽ đến kỳ tái tranh cử của 33 thượng nghị sĩ. 

Tại Hạ viện, đảng Dân chủ vẫn giữ quyền kiểm soát nhưng với tỷ lệ mỏng, chỉ 11 phiếu chênh so với đảng Cộng hòa. Sự chênh lệch này là quá nhỏ nên sẽ vẫn có những trường hợp đảng Cộng hòa có thể giành chiến thắng nếu có một vài hạ nghị sỹ Dân chủ cùng quan điểm với phe đối lập. 

Quan trọng hơn, đảng Cộng hòa vẫn có thể giành quyền kiểm soát Quốc hội vào năm 2022. Năm 2008, Tổng thống George W. Bush mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay đảng Dân chủ. Năm 2015, Obama mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay đảng Cộng hòa và năm 2018, ông Trump lại để mất Hạ viện vào tay đảng Dân chủ. Hạ viện vẫn thường xuyên đổi chủ theo cách như vậy. 

Ngoài ra, nhóm những người theo chủ nghĩa xã hội tại Hạ viện đang kiểm soát tới 10 ghế, đều là những người có quan điểm mạnh mẽ. Các thượng nghị sĩ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bao gồm ông Bernie Sanders và bà Elizabeth Warren, đều đang kiểm soát các ủy ban quyền lực của Quốc hội. Những người này có thể gây tác động, lái ông Biden đi theo hướng cực tả. Nếu ông Biden thoả hiệp với nhóm này, ông sẽ khiến bản thân rời xa khỏi các đảng viên Dân chủ ôn hoà. 

Quốc hội hiện là một "mớ hỗn độn" - điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho ông Biden trong nhiệm kỳ tới đây. 

{keywords}

Trong một động thái thiếu khôn ngoan, ông Trump đã kêu gọi tổ chức một cuộc tuần hành lớn ở Washington ngày 6/1 để gây áp lực buộc Quốc hội tiến hành điều tra bầu cử nhằm lật ngược kết quả chung cuộc.

Những người ủng hộ ông Trump đã tập trung trước toà nhà Quốc hội, nơi Phó Tổng thống Mike Pence trong cương vị Chủ tịch Thượng viện chuẩn bị điều hành phiên kiểm phiếu đại cử tri để chính thức công bố ông Biden là tân Tổng thống. Một số người biểu tình đã xông vào trong toà nhà. Các hành động phá hoại đã xảy ra. Bốn người, bao gồm 1 cảnh sát, đã thiệt mạng, 40 cảnh sát khác bị thương. 

Ông Trump đã khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Ông đã không lên án những kẻ bạo loạn ngay lập tức, thay vào đó ông tuyên bố với những người biểu tình rằng ông ấy yêu họ, mặc dù có nói rằng ông muốn họ hãy về nhà. Ngày hôm sau, không phải đích thân ông Trump mà Thư ký báo chí Nhà Trắng lên án bạo loạn. Sau đó, ông Trump tuyên bố sẽ đảm bảo một chuyển giao hoà bình sang chính quyền của ông Biden, nhưng việc đó chỉ được công bố lúc đêm muộn. 

Những người ủng hộ ông Trump tại Quốc hội đã rút lại sự ủng hộ sau cuộc bạo động và những tuyên bố của ông. 

Ông Trump đã khiến tất cả mọi việc trở thành “xôi hỏng bỏng không” khi né tránh lên án những kẻ bạo loạn cánh hữu, tương tự như cách ông đã thể hiện trong cuộc tranh luận tổng thống với ông Biden được truyền hình toàn quốc trước đó. Ông ấy đã hoàn toàn có thể tránh được kết cục này nếu tuyên bố rõ ràng: Ông không muốn nhận sự ủng hộ của các nhóm này. 

{keywords}
 

Các đảng viên Dân chủ phản ứng gay gắt trước tình trạng hỗn loạn tại toà nhà Quốc hội. Họ kêu gọi ông Trump từ chức, cáo buộc ông kích động bạo lực và không dập tắt những hành động bạo loạn. Thực tế là phe Dân chủ đã sử dụng chiến lược này để chống lại ông Trump năm 2017 và lặp lại trong cuộc bạo loạn sắc tộc kéo dài nhiều tháng khắp nước Mỹ năm 2020. Giới chóp bu của đảng Dân chủ đã không lên án các hành động bạo lực, phá hoại nước Mỹ. 

Nhưng không thể lấy điều đó để biện hộ cho việc xảy ra lần này. Khi một bên sai thì bên còn lại không thể đáp lại cái sai đó bằng một cái sai khác. Hay nói cho đúng hơn là đáng lẽ ra, cả ông Trump và ông Biden đều phải ngay lập tức lên án tất cả các nhóm bạo loạn, vi phạm luật pháp trong mọi trường hợp. 

{keywords}

Đảng Dân chủ đang tìm mọi cách khiến ông Trump bật khỏi chiếc ghế Tổng thống mặc dù ông chỉ còn ít ngày tại vị. Họ kêu gọi các quan chức nội các cấp cao của chính quyền Trump tuyên bố ông ấy không đủ sức khỏe về mặt tinh thần để hoàn thành quyền hạn và trách nhiệm nhằm buộc ông ấy phải rời nhiệm sở. Không đạt được điều đó, hiện giờ phe Dân chủ đang bắt đầu các thủ tục luận tội, vẫn là một sự tiếp nối những nỗ lực không thành của họ trong 4 năm qua. 

Vì sao phe Dân chủ phải làm như vậy khi thời gian hoàn thành nhiệm kỳ của ông Trump chỉ còn tính bằng ngày? Họ muốn đảm bảo rằng, sự tổn hại họ gây ra cho ông ấy đủ nghiêm trọng để ông không có cơ hội tái tranh cử vào năm 2024. Những gì ông ấy thể hiện trong chiến dịch tranh cử năm 2016 và 2020 đã khiến họ phải e sợ. 

Một số người đang kêu gọi thiết lập Ủy ban Sự thật - tương tự như Nam Phi, Campuchia và Rwanda - để điều tra về những tội danh mà ông Trump bị cáo buộc trong thời gian tại vị. Ngoài ra, các công tố viên New York vẫn đang tiếp tục kiện ông với cáo buộc sai phạm thuế kinh doanh. 

Phe Dân chủ quyết định khiến những người ủng hộ của ông Trump không còn đất sống, vì vậy họ sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào có điểm tương đồng với ông ấy. 

{keywords}

Thay vì việc đoàn kết lại với nhau, lãnh đạo hai đảng lại đang âm ưu chia rẽ nước Mỹ ở mức độ còn tồi tệ hơn thời gian diễn ra cuộc chiến tại Việt Nam với những biến động xã hội vào những năm 1960 đến 1980, và những cuộc chiến bất tận tại Trung Đông từ năm 1990 đến nay. 

Rất khó thấy viễn cảnh hai đảng Dân chủ và Cộng hoà hợp tác hay đoàn kết. 

Ông Trump đã tuyên bố sẽ không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden vào ngày 20/1 cùng với các Tổng thống Clinton, Obama và Bush, vốn được coi là dịp để bày tỏ sự thống nhất. 

Về phần mình, ông Biden đã tuyên bố rất mạnh mẽ rằng hai bên sẽ không thể dung hoà và tiếp tục liệt kê các quan điểm chống lại ông Trump. 

{keywords}

Có lẽ chương trình nghị sự của ông Biden đã có vấn đề thậm chí từ trước khi ông ấy bắt đầu. Ông Biden chưa có động thái nào cho thấy ông ấy thực sự mong muốn đoàn kết người Mỹ. Các vị trí được ông bổ nhiệm cho chính quyền mới chắc chắn sẽ không làm gì để dập tắt sự bất mãn đang tràn lan, bởi không ai khác, chính họ là tác giả của sự chia rẽ đó. 

Ông Obama, bà Clinton, đảng Dân chủ, cùng các bình luận viên của các hãng truyền thông dòng chính - tất cả đều chưa bao giờ che giấu ác ý của họ dành cho ông Trump, cho những thành viên Cộng hoà và những người ủng hộ họ. Nước Mỹ đang bị huỷ hoại bởi sự chia rẽ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, sự chia rẽ nội bộ trong mỗi đảng và sự đối đầu giữa hai đảng. 

Nhiệm kỳ mang tên Trump chuẩn bị kết thúc với thành công, thất bại và những sai lầm phải trả giá đắt. Nhiệm kỳ mới của ông Biden được bắt đầu theo một cách không thể tồi tệ hơn. 

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy

Thiết kế: Hồng Anh

Nhiệm kỳ của ông Joe Biden: Một khởi đầu không thể tồi tệ hơn

Phần 1: Nhiệm kỳ của ông Joe Biden: Một khởi đầu không thể tồi tệ hơn

Khi bắt đầu đặt bút viết bài này mấy ngày trước, tôi dự định đề cập đến chương trình nghị sự chính sách mà Tổng thống mới đắc cử Joe Biden sẽ giải quyết trong năm đầu tiên của mình.