Tâm điểm tuần qua là Hoàng Khải với thương hiệu Khaisilk bán hàng tàu gắn mác Việt Nam. Trước đó, vị doanh nhân này luôn chia sẻ về đạo đức kinh doanh cũng như sự trưng thực. Còn Nguyễn Minh Hùng buôn thuốc ung thư kém chất lượng, lại khóc lóc hối hận trước tòa.

Cú sốc Khaisilk

Sự cố bán khăn Made in China của thương hiệu Khaisilk đã xôn xao cộng đồng mạng từ cuối tuần trước. Vụ việc trở nên căng thẳng hơn sau khi Hoàng Khải, chủ thương hiệu này trả lời báo chí rằng ông đã bán khăn TQ.

{keywords}

Ngay lập tức, từ khoá Khaisilk và Hoàng Khải trở nên nóng. Cơ quan chức năng đã vào cuộc nhanh chóng, một điều cần nói rõ, đây là thương hiệu tơ lụa Việt Nam. Khaisilk xây dựng thượng hiệu Việt Nam sang trọng, đẳng cấp, mang quốc hồn quốc tuý Việt Nam và nó như niềm tự nào của nhiều người.

Giữa tâm bão dư luận, ông Khải đã đóng cửa facebook và chính thức rời vị trí nhà đầu tư tại một chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp. Chưa biết, câu chuyện về Khaisilk sẽ đi đến đâu, song đây cũng là một bài học quá đắt về sự trung thực trong kinh doanh.

Giọt nước mắt Nguyễn Minh Hùng

Những giọt nước mắt muộn màng của bị cáo Nguyễn Minh Hùng, cựu Tổng giám đốc VN Pharma dường như đã quá muộn. Hùng phải trả giá cho những sai lầm của mình trong kinh doanh. Được nói lời cuối cùng trước khi Tòa nghị án, bị cáo Hùng nức nở khiến các nhân viên cũ của anh ta cũng sụt xịt theo.

{keywords}

Ôm mặt cố ngăn tiếng nấc nghẹn, Nguyễn Minh Hùng tha thiết: “Bị cáo từ ngày điều tra tới hôm nay luôn trong tâm thế thành khẩn và chấp nhận những gì mình làm sai, ăn năn hối cải để làm lại. Bị cáo bị tạm giam 2 năm rưỡi, gia đình đã mất tất cả, không còn gì cả, bố mẹ già cả rồi. Bị cáo xin sự khoan hồng của pháp luật để bị cáo có cơ hội làm lại, làm người công dân có ích cho xã hội. Xin HĐXX cho bị được tại ngoại để bị cáo chăm sóc cha mẹ già và người vợ đang có thai.

Bị cáo cầu xin HĐXX cho nhân viên của mình được hưởng mức án tốt nhất, họ cũng chỉ là người làm công ăn lương”. Quá sốc, cựu Tổng giám đốc VN Pharma đã ngất xỉu khiến HĐXX phải gọi xe cấp cứu và y, bác sỹ tới hỗ trợ.

Trong suốt phiên xét xử sau đó, lực lượng y tế luôn phải túc trực để đảm bảo sức khỏe cho bị cáo Hùng.

Châu Thị Thu Nga kháng cáo

Cũng đang phải đứng trước vành móng ngựa để trả giá hành vi vi phạm pháp luật, Châu Thị Thu Nga đã kháng cáo. Bị cáo Nga cho rằng tại phiên tòa sơ thẩm, nhiều vấn đề bà nêu và kiến nghị nhưng không được HĐXX xem xét, chấp thuận. Nhiều vấn đề cáo buộc còn mâu thuẫn, không rõ ràng, không đúng với tội danh đã quy kết.

Cựu Đại biểu Quốc hội viết: “Tôi làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đã tuyên tôi tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mức hình phạt là quá nặng, không đúng tội danh”. Thu Nga đề nghị được xem xét lại tất cả các vấn đề bà cùng luật sư đã nêu ra trong phiên tòa.

Trước đó, chiều 16/10, HĐXX TAND Hà Nội tuyên bị cáo Châu Thị Thu Nga chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 9 bị cáo còn lại lĩnh án từ 36 tháng tù treo đến 7 năm tù giam.

Từ biệt Nguyễn Hồng Trường

Cũng khá nóng trong tuần là sự ra đi bất ngờ của ông Nguyễn Hồng Trường, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho cộng đồng startup Việt phát triển. Ông Trường đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và lời khuyên giá trị, thiết thực cho cộng đồng startup.

{keywords}

Đồng thời, ông cũng là người luôn nhiệt huyết, tích cực hỗ trợ những chương trình hoạt động liên quan đến startup và chia sẻ nhiều bài học quý cho những ai đam mê khởi nghiệp.

Ngoài hoạt động đầu tư kinh doanh, ông Nguyễn Hồng Trường tham gia nhiều hội, đoàn và các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Hội Luật gia Hà Nội, Đoàn Luật sư Hà Nội. Ông là người gắn bó với các chương trình khởi nghiệp từ nhiều năm nay với vai trò tư vấn và giám khảo cuộc thi.

Trịnh Văn Quyết lập công ty Trịnh Gia

Công ty Trịnh Gia mới được thành lập cách đây hơn 4 tháng và do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch, vốn điều lệ 200 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản. Cổ đông lớn nhất của Trịnh Gia là ông Trịnh Văn Thành, góp vốn 155 tỷ đồng và nắm 77,5%, ông Thành cũng là Tổng giám đốc, kiêm người đại diện theo pháp luật của Trịnh Gia.

Được biết, Công ty Trịnh Gia cam kết chia cổ tức hàng năm với tỷ lệ tối thiểu 12%/năm. Ngoài ra, các cổ đông góp vốn từ 10 triệu đồng trở lên nếu muốn thoái vốn mà không tìm được người mua thì Công ty Trịnh Gia sẽ đứng ra mua lại.

Nguồn thu 'bí ẩn' cứu công ty Cường đô la

Hoạt động kinh doanh cốt lõi đang cho thấy dấu hiệu sụt giảm trong quý III, nhưng Quốc Cường Gia Lai lại có một quý nữa được cứu bởi tài chính. Trong quý III, QCG ghi nhận doanh thu tài chính hơn 201 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước nhờ chuyển nhượng vốn đầu tư tại công ty con.

Tại thời điểm cuối tháng 9, QCG có khoản phải thu ngắn hạn hơn 1.735 tỷ đồng, tăng gần 1.200 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, phải thu khách hàng 130 tỷ đồng, trả trước cho người bán 538 tỷ và phải thu khác hơn 1.079 tỷ đồng.

Con số khá lớn nhưng thuyết minh báo cáo tài chính quý III của QCG vẫn không hề nói rõ về khoản phải thu khác giá trị hơn 1.079 tỷ đồng nói trên.

{keywords}

Bà Trương Mỹ Lan rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình đã rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và được trả hồ sơ vào tháng 6/2015.

Trước đó, giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam. Bà Trương Mỹ Lan được biết đến là chủ của Vạn Thịnh Phát, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là một nhóm các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ vài nghìn tỷ tới cả chục nghìn tỷ đồng, sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn, trong đó phải kể đến 5 dự án/tòa nhà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, chiếm 1/3 diện tích khu đất “vàng” đắt đỏ nhất TP.HCM.

Bảo Anh(Tổng hợp)