Lei Yuqin là một y tá ở Vũ Hán đã có kinh nghiệm 10 năm làm việc. Khi dịch bệnh bùng phát, ngày 20/1,  cô Lei được chuyển đến khu vực viêm phổi đễ hỗ trợ điều trị. Giống như nhiều y tá khác, Lei được trang bị thiết bị đầy đủ, mặc ba lớp quần áo bảo hộ, bọc giày, khẩu trang và kính bảo hộ rồi mới được vào phòng bệnh để chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus corona.

Sau 10 ngày làm việc tại khu cách ly, nữ y tá Lei đã chia sẻ với mọi người về sự vất vả và hi sinh của nhân viên y tế khi dịch bệnh bùng phát.

{keywords}

Nữ y tá tại bệnh viện Vũ Hán tiết lộ sự vất vả của nhân viên y tế khi virus corona bùng phát

Theo quy định, các bác sĩ và y tá chỉ được ra ngoài duy nhất 1 lần trong suốt 8 tiếng làm việc. Trong 30 phút nghỉ ngơi này họ được đi vệ sinh, ăn uống và ra ngoài hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên, cô Lei tiết lộ, để được ra ngoài không hề dễ. Họ phải đi qua 3 cánh cửa để thực hiện 3 lần khử trùng.

Đầu tiên, cởi quần áo bảo hộ bên ngoài và khử trùng nó, thứ hai, cởi áo choàng, tháo kính, khẩu trang, rửa tay và khử trùng. Cuối cùng là cởi quần áo của y tá và tiếp tục khử trùng lên toàn cơ thể, rửa mặt và tóc bên ngoài phòng bệnh, thay quần áo và đi ra ngoài.

Ngoài việc khử trùng kỹ lưỡng, việc xử lý chất thải y tế cũng rất quan trọng. Để tránh dịch bệnh lây lan, các y tá phải phân loại kỹ lưỡng rác thải y tế và đưa đi xử lý. Trong các phòng đều có sẵn chất khử trùng, rác thải khi xử lý cũng bọc kín trong từng túi riêng biệt.

Y tá tại bệnh viện Vũ Hán làm những gì mỗi ngày?

Về công việc của y tá, Lei tiết lộ mỗi ngày cô đều phải làm sạch, khử trùng, tiêm thuốc và tư vấn tâm lý cho bệnh nhân. Vào thời điểm bận rộn nhất, một y tá phải chăm sóc 5-6 người bị nhiễm virus corona. Họ thường phải làm việc trong 4 - 8 giờ liên tục mà không ăn, uống hoặc đi vệ sinh, chỉ được nghỉ ngơi trong nửa giờ ít ỏi.

{keywords}

Hằng ngày cô Lei và các đồng nghiệp phải chăm nhiều bệnh nhân cùng lúc

Hằng ngày Lei và các đồng nghiệp sẽ lấy nhiệt độ của bệnh nhân trong phòng bệnh, kiểm tra tình trạng sốt, đo độ bão hòa oxy trong máu, kiểm tra tình trạng khó thở hay thiếu oxy, sau đó tiêm các loại thuốc khác nhau. 

Sau khi bệnh nhân dùng bữa sáng, họ sẽ lau sạch mọi thứ trên giường, bàn và phòng bệnh  và sàn nhà bằng chất khử trùng clo, máy khử trùng không khí và đèn cực tím. Kim tiêm sử dụng cho bệnh nhân cũng phải thay đổi liên tục. Khi chăm sóc người bệnh nhiễm corona, các y tá sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của họ trong giai đoạn này. Vào buổi tối, trước khi rời đi, bệnh nhân được y tá giúp đỡ rửa chân bằng nước nóng. 

Từ khi Lei được chuyển đến khoa viêm phổi, tình hình dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát. Toàn bộ tòa nhà cô làm việc đã bị chuyển thành khu vực cách ly. Sau đó, số lượng bệnh nhân tăng dần và khu vực bị cô lập trong bệnh viện cũng tăng lên, số lượng nhân viên y tế được điều động từ các khoa khác ngày càng nhiều.

Có hơn 20 giường trên mỗi tầng, nhưng để tránh nhiễm trùng, số bệnh nhân nhập viện ở mỗi tầng không thể vượt quá 17. Khoảng cách giữa hai giường trong phòng bệnh là hơn một mét. Những bệnh nhân nặng phải có phòng riêng và không thể chạm hay tiếp xúc với những bệnh nhân khác.

{keywords}

Việc thiếu vật tư khiến cô và các đồng nghiệp cảm thấy khó khăn

Chứng kiến đồng đội gục ngã mỗi ngày

Khi nguồn cung bị thắt chặt, đội ngũ y tế đã phải sử dụng túi nhựa nhiều lần thay vì bao giày chuyên dụng dùng một lần. Do sự tiếp xúc trực tiếp với virus dưới lớp bảo vệ mỏng manh, Lei cho biết rất nhiều đồng nghiệp của cô đã nhiễm bệnh và được gửi đến phòng chăm sóc đặc biệt. Cho đến nay, họ vẫn đang phải điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.

Chỉ trong 10 ngày ngắn ngủi, có 7/20 người trong khoa, bao gồm cả bác sĩ và y tá bị nghi ngờ nhiễm virus corona. Ngày càng có nhiều người ngã xuống, những tin tức này khiến cô rất lo lắng. Trong thời gian này, có những y tá tìm kiếm lý do như mang thai để xin nghỉ phép, một số người trực tiếp từ chức về nhà, và có những người xin nghỉ ốm để đợi giai đoạn bức bối này trôi qua. 

Mặc dù nhiều đồng chí đã ngã xuống, y tá Lei vẫn quyết tâm tham gia trận chiến đầy nguy hiểm này đến giây phút cuối cùng. Cô chia sẻ: “Khi đất nước cần tôi và người dân cần tôi, tôi muốn trao sức mạnh khiêm tốn của mình cho Vũ Hán”.

{keywords}

Tuy nhiên dù thế nào, cô Lei vẫn mong muốn góp công sức bảo vệ người dân trước nguy hiểm

Một trong những đồng nghiệp đã ngã xuống mà mà y tá Lei rất kính trọng đó là một bác sĩ tên Vương. Vì nguy cấp, anh đã tiếp bệnh nhân khi không đeo khẩu trang N95. Bác sĩ Vương đã không bị bất kỳ triệu chứng viêm phổi nào trong 3 ngày đầu tiên. Sau đó, anh bị sốt đột ngột lên đến 39 độ nhưng vẫn luôn túc trực tại bệnh viện. Ngay khi bệnh nhân được chuyển đến nơi khác, bác sĩ Vương đã ngã gục.

Bác sĩ Vương sốt rất nặng, khó thở và các phương pháp điều trị đều không có tác dụng. Lúc nghiêm trọng nhất, anh đau đớn vô cùng và gương mặt tím tái. Bác sĩ Vương được sử dụng những loại thuốc tốt nhất để giúp chống nhiễm trùng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để duy trì sự sống. Nhưng đến hiện tại, vẫn không có loại thuốc hay vắc xin cụ thể nào có thể trực tiếp đẩy lùi virus corona. 

Vấn đề hiện tại là vật liệu y tế và và nhân lực tại các bệnh viện Vũ Hán vô cùng khan hiếm. Cô Lei tiết lộ mình đã phải dùng túi rác thay bọc giày thay vì vật liệu bảo hộ. Kính bảo hộ cho y bác sĩ cũng khan hiếm trầm trọng, thay vì sử dụng một lần, sau mỗi ngày làm việc họ phải đặt các đồ bảo hộ vào chất khử trùng có chứa clo, làm khô chúng và tiếp tục sử dụng vào ngày hôm sau. Nhưng dù gì, cách khắc phục này vẫn không đủ an toàn để bảo vệ cho các y bác sĩ. 

Điều y tá Lei hy vọng nhất bây giờ là nguồn cung cấp vật chất có thể nhanh chóng được cải thiện để các nhân viên y tế không phải tham gia “chiến trường” trong một bộ giáp kém an toàn như vậy.

An An (Dịch theo QQ)

Tiết lộ thông tin quan trọng từ 80 ca tử vong vì virus corona

Tiết lộ thông tin quan trọng từ 80 ca tử vong vì virus corona

 - Số người chết vì viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona ngày càng tăng. Từ những trường hợp tử vong, một số bác sĩ đã rút ra được một số thông tin quan trọng liên quan đến loại virus corona.