Mọi việc diễn ra suôn sẻ, cuộc gặp rất thân mật. Tôi luôn cảm ơn bà Đặng Bích Hà, vợ của Đại tướng vì đã rất nhiệt tình và nồng hậu khi tiếp đón tôi.

Được biết tới với những bức ảnh phong cảnh nổi tiếng trên khắp thế giới từ 3 thập kỷ qua, nhà báo, nhiếp ảnh gia Catherine Karnow luôn có cái nhìn sâu sắc và tinh tế qua ống kính của một người trong cuộc.

Cha của cô là Stanley Karnow, nhà báo nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách viết về Việt Nam “Việt Nam: Một lịch sử”.

Sự kế thừa từ công việc của cha đã nhen lên trong Catherine sự quan tâm đến Việt Nam – mảnh đất xa xôi vốn bí ẩn với cô. Lần đầu tiên, Catherine tổ chức triển lãm ảnh tại Việt Nam mang tên “Việt Nam - 25 năm của một đất nước đang thay đổi”.


{keywords}

Nhà báo Catherine trong một lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Câu hỏi đầu tiên chúng tôi muốn hỏi bà là vì sao bà lại quyết định tổ chức triển lãm “Việt Nam 25 năm của một đất nước đang thay đổi” ở Hà Nội?

Đây là thời điểm tốt để tôi có dịp nhìn lại việc chụp ảnh Việt Nam 25 năm. Đây là dịp kỉ niệm 20 năm ngày Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ. Năm nay cũng kỷ niệm 40 năm ngày Mỹ và Việt Nam kết thúc chiến tranh. Và vâng, quả thật đây là một dự án khá tốn kém khi tổ chức triển lãm lần này. Tôi đã tiêu từng penny để thực hiện triển lãm này.

Thưa bà, tôi thấy triển lãm này được chia làm 4 phần, kể lại câu chuyện của Việt Nam trong 25 năm qua. Có một điểm chung đáng chú ý là tất cả các nhân vật của bà đều là những con người Việt Nam rất bình thường. Vì sao bà chọn những nhân vật như thế mà không phải là những chính khách hay những nhân vật nổi bật khác?

Tôi thích chụp mọi người. Tôi thích chụp những người Việt Nam cũng như mọi người trên thế giới. Tôi thích chụp con người hơn là chụp cảnh vật hay là chi tiết tĩnh vật. Tôi chụp tất cả mọi người. Trong triển lãm của tôi, bạn sẽ thấy bức ảnh của những người rất nổi tiếng, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người hết sức quan trọng. Ngoài ra, còn có những người nổi tiếng khác như tay đua Bảo Ninh, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. Triển lãm của tôi là sự pha trộn, sự kết hợp những bức ảnh về những người nổi tiếng và những người bình thường.

Trong triển lãm lần này có rất nhiều bức ảnh đáng chú ý, và chúng ta sẽ bắt đầu câu chuyện với bức ảnh về người phụ nữ trên chuyến tàu thống nhất năm 1990. Trong bức ảnh này, bà chụp một người phụ nữ ngồi trong toa tàu và nhìn ra ngoài một cách xa xăm. Câu hỏi của tôi là ý tưởng nào bà chụp bức ảnh này và bà gửi gắm thông điệp gì qua bức ảnh đấy?

Thật ra là ý tưởng của tôi khi chụp bức ảnh người phụ nữ trên chuyến tầu chỉ đơn giản là để thể hiện chuyến tàu tuyệt vời thế nào, chuyến tàu lượn vòng qua những ngọn núi, giống như thể chúng ta đang leo núi và sending … Vì vậy, tôi đã lên phía đầu tàu với ý nghĩ là tôi sẽ chụp hình ảnh đoàn tàu lượn quanh núi. Và tôi đi quanh một người phụ nữ, một cô giáo đang trên đường về Hà Nội cùng những đứa trẻ ở trường trung học của cô ấy.

Thật khó để diễn tả những con người này khi họ nhìn vào ống kính, tôi nghĩ rằng đó là một khung cảnh thật đặc biệt. Đó là một cô gái đáng yêu và cái cách mà cô ấy nhìn ra ngoài tàu, ngắm quang cảnh xung quanh, tôi như nhìn thấy hình ảnh Việt Nam phản chiếu trong đó. Có gì đó biểu cảm trên khuôn mặt của cô ấy, điều gì đó nói về quá khứ, hiện tại và tương lai. Có lẽ trong khi chúng ta đang hướng về tương lai thì cô ấy dường như đang nhìn lại quá khứ. Và hình ảnh Việt nam hiện ra rõ mồn một từ quá khứ nối sang tương lai, khiến người ta ngỡ ngàng xúc động.

Ở một bức ảnh khác là người dân đợi phà ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1990. Trong bức ảnh đó bà mô tả về một thành phố đang hồi phục sau chiến tranh. Khi chụp bức ảnh này ở thời điểm cách đây 25 năm thì bà có suy nghĩ gì về Việt Nam?

Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là vào tháng 7 năm 1990, tôi đã ngay lập tức bị Việt Nam thu hút… Thành phố Hồ Chí Minh hồi đó là một thành phố còn rất nghèo và khó khăn. Hình ảnh mọi người chờ phà ở thành phố gợi lên rất nhiều ký ức. Lúc đó, tôi cũng nhận thấy cả những vẻ đẹp và tràn ngập âm thanh nữa.

Cha của bà là một nhà báo, một nhiếp ảnh gia kỳ cựu về Việt Nam và rất am hiểu về Việt Nam. Chúng tôi muốn hỏi là bà có chịu ảnh hưởng gì từ ông hay không và vì sao bà quan tâm đến Việt Nam?

Khi tôi còn bé, tôi đã quan tâm đến Việt Nam. Tôi lớn lên cùng với sự quan tâm về Việt Nam. Tôi thường nghe cha tôi nói về Việt Nam. Ông nói về Việt Nam với những người bạn của mình, trong tất cả các bữa tiệc tối với những người bạn phóng viên. Từ đó, tôi nghe về Việt Nam hàng ngày, tôi trưởng thành cùng những câu chuyện đó, từ khi tôi 20, 30, rồi 40. Tôi rất hiếu kỳ về Việt Nam. Tôi rất muốn đến thăm nơi này. Thời điểm thích hợp đã đến vào năm 1990.

Khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên. Trước đó thì tôi cảm thấy như tôi đã mất một điều gì đó trong cuộc sống. Tôi lớn lên ở Hồng Kông. Tôi rời nơi đó năm tôi 11 tuổi. Tôi luôn nhớ thời quá khứ đó, những kỷ niệm gấn liền với châu Á. Tôi đã tìm thấy những điều này một lần nữa khi tôi đến Việt Nam.

Thưa bà, một trong những dấu ấn đậm nét của triển lãm là hình ảnh về tướng Giáp và những con người bên ông. Tôi cũng được biết bà là nhà báo duy nhất được tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại chiến trường xưa. Bà có thể kể lại câu chuyện lần đầu tiên bà gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp không ạ?

Lần đầu tiên tôi gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp là tại nhà của ông, cùng phu nhân của ông vào năm 1990. Khi tôi tháp tùng Tướng Giáp, trước đó vài tháng thì cha tôi đã đến Việt Nam để thực hiện một dự án cho thời báo New York Time. Tất nhiên là tôi rất lo lắng. Ngay cả khi trước đó, tôi đã hỏi bố tôi rằng con nên làm gì? Bố tôi nói cứ là chính mình. Con không cần phải nói chuyện về chiến lược quân sự, hay là Điện Biên Phủ. Con chỉ cần là chính mình. Và lời khuyên này của bố tôi thật sự rất hữu ích.

Vì nhờ đó, mọi việc diễn ra suôn sẻ, cuộc gặp rất thân mật. Tôi luôn cảm ơn bà Đặng Bích Hà, vợ của Đại tướng vì đã rất nhiệt tình và nồng hậu khi tiếp đón tôi. Chúng tôi chỉ nói về những câu chuyện bình thường. Sự lo lắng và hồi hộp của tôi đã tan biến khi tôi nói chuyện với Tướng Giáp và phu nhân.

Thưa bà, tất cả những bức ảnh bà chụp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều có những nét rất đặc biệt. Đó là hình ảnh Đại tướng, một con người rất đời thường, gần gũi với mọi người. Và khi chụp bức ảnh với Đại tướng thì bà có khó khăn gì hay không?

Tôi nghĩ là tôi có 2 khó khăn khi mà chụp ảnh Đại tướng. Ông hay nhìn vào camera, bất cứ khi nào ông nghiêm nghị hay vui cười. Một khó khăn khác nữa là làm sao nắm bắt được thần sắc bức ảnh.

Ví dụ như khi chúng tôi đến Điện Biên Phủ năm 1994. Tôi đã nắm bắt những khoảnh khắc của bức ảnh khi Đại tướng ở Mường Phăng. Trong mỗi bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi không cần cố gắng để miêu tả ông là một người đặc biệt. Trong con người ông, tất cả toát lên phong cách của một con người giản dị. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực sự là Đại tướng vĩ đại, nhưng ông lại rất bình dị khi ở bên gia đình. Tôi thích hình ảnh đại tướng bên các cháu tại nhà của ông. Đây là những hình ảnh rất bình dị, của một người cha, người ông trong gia đình, chân thực và rất đời thường.

Qua triển lãm thì người ta thấy có một Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Vậy qua triển lãm lần này, bà mong muốn gửi đến nhân dân Việt Nam điều gì?

Tôi không gửi đến một thông điệp gì đặc biệt cả. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi thật sự bị cuốn hút bởi Việt Nam. Tôi thích được có mặt ở triển lãm cả ngày, để nói về người Việt Nam, cũng như là để nói chuyện với những người Việt Nam đến tham quan triển lãm. Không có một thông điệp đặc biệt nào cả, tôi chỉ muốn chia sẻ những bức ảnh của tôi với các bạn mà thôi.

Theo VOV