Em là nữ, năm nay 21 tuổi, mới học xong cao đẳng. Em nghe có luật mới đối với nữ giới đi bộ đội. Nếu em đăng kí nhập ngũ, sau 18 tháng trong quân ngũ, em muốn xin ở lại làm bộ đội chuyên nghiệp có được không? Các điều kiện thế nào?

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Nhiều bạn nữ có nguyện vọng nhập ngũ (ảnh minh họa)

Nội dung Bạn đọc Nga Nguyen [email protected] hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Thứ nhất: Điều kiện đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với nữ.

Theo Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 sửa đổi, bổ sung 2005 quy định: “Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ”.

Theo quy định trên, bạn hoàn toàn có thể đăng ký đi nghĩa vụ quân sự nhưng bạn phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện. Trong trường hợp, bạn tự nguyện thì có thể phục vụ tại ngũ trong quân đội. Việc bạn có mong muốn tham gia nghĩa vụ quân sự thì bạn nên làm đơn gửi ban chỉ huy quân sự, trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình, Ban chỉ huy quân sự sẽ xem xét và có hướng giải quyết. Đối với nữ công dân vào phục vụ trong Quân đội: theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định gọi nhập ngũ.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đối với nữ quy định tại Điều 4 Thông tư 167/2010/TT – BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân:

1. Tuổi đời: Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.

2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:
a) Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.
c) Những công dân mắc tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.

4. Tiêu chuẩn học vấn:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên. Những địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các xã biên giới được tuyển từ 20-25% chỉ tiêu có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên, nếu vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu có thể tuyển một số không biết chữ để vừa huấn luyện, vừa học tập để nâng cao trình độ học vấn nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương sau khi xuất ngũ.
c) Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội.

Theo quy định trên, để tham gia nhập ngũ, bạn cần thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, tiêu chuẩn học vấn. Mặt khác, theo quy định tại Điều 58 Luật Nghĩa vụ quân sự:

“Việc đăng ký quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại nơi họ cư trú theo hai cấp:
1- Đăng ký ở xã, phường, thị trấn do Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn phụ trách;
2- Đăng ký ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách”

Theo quy định trên, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở nơi họ cư trú cấp xã (phường, thị trấn) và cấp huyện (quận, thị xã, thành phố). 

Thứ hai: Điều kiện xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp.

Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP quy định:
"1. Đối tượng xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ;
b) Công nhân, viên chức quốc phòng;
c) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự.
2. Điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
a) Khi Quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tự nguyện;
c) Công nhân, viên chức quốc phòng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, được huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng và tự nguyên;
d) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
đ) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự, được động viên vào Quân đội.”

Như vậy, Công dân Việt Nam muốn được phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp thì phải đạt điều kiện là có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, được huấn luyện quân sự theo quy định, tự nguyện, khi quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).

Ban Bạn đọc