Cuộc thi do Báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) tổ chức nhằm tuyên truyền về các tấm gương thầy cô giáo tiêu biểu, học trò sáng tạo, vượt khó vươn lên trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Cùng đó, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, tác phong làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, sinh viên và học sinh toàn ngành.
Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải thưởng cho các tác giả. |
Được phát động từ tháng 5/2019, cuộc thi “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ III, năm học 2019-2020 đã thu hút số lượng lớn cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên tham gia.
Ban tổ chức đã nhận được gần 10.000 bài dự thi các cá nhân, đơn vị ở 63 tỉnh, thành trên cả nước. Nhiều bài viết đã để lại những xúc cảm sâu sắc bởi những tấm gương tâm huyết, sáng tạo luôn hết lòng vì học trò, vì sự nghiệp giáo dục của các nhà giáo. Có cả những tấm gương của những học sinh nhỏ tuổi qua góc nhìn của thầy cô.
Ban tổ chức đã quyết định trao 14 giải (gồm giải cá nhân và tập thể), bao gồm 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba; 5 giải Khuyến khích; 1 nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải; 2 giải cho tập thể có số lượng bài dự thi lớn và đạt chất lượng tốt.
Cụ thể, giải tập thể thuộc về Sở GD-ĐT Lạng Sơn và Sở GD-ĐT Đồng Tháp.
Về giải cá nhân, ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất cho tác giả Lê Trầm Phương Thanh (giáo viên Trường THCS Võ Thị Sáu, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) với tác phẩm: “Học sử qua bài hát và những chuyến đi”.
Cô Thanh cho biết, tác phẩm của mình viết về hoạt động giáo dục Lịch sử do thầy giáo Nguyễn Hữu Nhân, giáo viên dạy Lịch sử khởi xướng. Thầy Nhân là người mà cô Thanh từng nhiều năm cộng tác trong bộ môn Lịch sử để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho học sinh.
“Tác phẩm nhầm hướng tới ước muốn lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh, bảo vệ, xây dựng đất nước của những người đi trước. Qua đó, khơi dậy lòng yêu thích học Lịch sử của học sinh và từng bước rèn luyện kỹ năng sống cho các em...”, cô Thanh chia sẻ.
Với tác phẩm của mình, đặc biệt là sau cuộc thi, cô Thanh mong muốn sẽ có thêm nhiều giáo viên tham gia phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa trong và ngoài địa phương; tích cực đổi mới nâng cao chất lượng môn học, đổi mới trong cách giảng dạy để tạo hứng thú, thu hút học sinh…
Trao giải cuộc thi viết về những gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác |
Cùng đó, ban tổ chức cũng trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích
Cũng tại buổi lễ, ban tổ chức tiếp tục phát động cuộc thi viết lần thứ IV, năm học 2020-2021. Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 18/9/2020 đến hết ngày 28/02/2021 theo đường bưu điện.
Hải Nguyên
Cô giáo đi gần 2 tiếng đến lễ khai giảng nơi biên giới Việt - Lào
Với tổng số học sinh là 322 em, 90% học sinh là người Khơ Mú có hoàn cảnh nghèo đặc biệt khó khăn giáp biên giới Việt – Lào cùng bước vào khai giảng năm học mới.