CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với những kế hoạch đề ra đầy tham vọng.

Theo đó, PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 25% lên trên 18,2 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 23% lên gần 1.182 tỷ đồng. Nếu thành công, đây là lần đầu tiên PNJ của bà Dung lọt top các doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế ngàn tỷ. PNJ dự kiến trả cổ tức 18%.

Cũng theo kế hoạch, PNJ sẽ mở thêm hàng chục cửa hàng và và đẩy mạnh thêm mảng đồng hồ trong cuộc đua với nhiều đối thủ bán lẻ khác, trong đó có Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài.

Trong thời gian gần đây, cổ phiếu PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung chịu áp lực giảm khá nhiều giống như diễn biến chung trên thị tường. Tuy nhiên, cổ phiếu này vẫn ở gần ngưỡng 100.000 đồng/cp.

{keywords}
Bà Cao Thị Ngọc Dung.

So với đỉnh cao gần 140.000 đồng/cp hồi đầu 2018, cổ phiếu doanh nghiệp của bà Cao Thị Ngọc Dung đã giảm khá nhiều, kỷ lục vốn hóa 1 tỷ USD đã rời xa. Tuy nhiên, nhưng so với 3 năm trước, giá cổ phiếu PNJ vẫn còn tăng khoảng 4 lần.

Trên thực tế, mảng bán lẻ tại thị trường Việt Nam đang đối mặt với sức cạnh tranh rất lớn và có dấu hiệu bão hòa khi hàng loạt các thương hiệu, chuỗi cửa hàng phải đóng cửa hoặc bán lại với giá rẻ trong thời gian gần đây. Nhưng trong lĩnh vực vàng bạc đá quý, PNJ được khẳng định vẫn còn dư địa phát triển.

CEO PNJ ông Lê Trí Thông, anh trai của cựu CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang thậm chí còn dùng hình ảnh 2019 PNJ sẽ chuyển từ ô tô sang tàu cao tốc, với lĩnh vực phát triển mới, đường ray mới cho mục đích tăng trưởng dài hạn. 

Trong 1 diễn biến khác, ông Trần Phương Bình - chồng bà Cao Ngọc Dung, nguyên TGĐ, chủ tịch HĐTD Ngân hàng Đông Á đang hầu tòa phúc thẩm tại vụ án Ngân hàng Đông Á thiệt hại hơn 3 ngàn tỷ đồng. Trong phiên tòa sơ thẩm, ông Bình bị tuyên án tù chung thân, buộc phải bồi thường cho DongABank hơn 27 ngàn lượng vàng và gần 2 ngàn tỷ dồng.

Trong lĩnh vực bán lẻ Việt Nam, giới đầu tư chứng kiến một cuộc cạnh tranh đẫm máu. Hàng loạt các thương hiệu và chuỗi cửa hàng phải đóng cửa, bán lại như trường hợp 87 cửa hàng Shop&Go bán cho Vingroup với giá 1 USD.

Thị trường bán lẻ đang phát triển bùng nổ tại Việt Nam và được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất khu vực vào khoảng 2 năm nữa, nhờ tỷ lệ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ tăng nhanh, và thu nhập cũng tăng hơn.

Mảng bán lẻ cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ các ông lớn thương mại điện tử thế giới đang dồn dập đổ vào Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á,...

Các doanh nghiệp trong nước đang áp đảo với 3 mảng: cửa hàng tiện lợi, bán lẻ điện thoại điện máy và vàng bạc đá quý với 3 gương mặt là Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài và PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung.

Vingroup hiện đang bỏ xa các tập đoàn nước ngoài ở mảng thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam vốn có mức tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á. Trong khi đó, MWG của ông Nguyễn Đức Tài thống trị mảng bán điện thoại di động. PNJ trùm bán vàng bạc.

Cả 3 cổ phiếu VIC, MWG và PNJ đều có mức tăng giá cao trong khoảng 3 năm gần đây.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giao dịch ảm đạm xuống thấp nhất nhiều tháng nhưng có sự phục hồi về điểm số đôi chút nhờ nhóm bất động sản và xây dựng với những cái tên như Novaland, Nhà từ Liên, Coteccons, Đất Xanh, Hòa Bình,... và một số blue-chips như PNJ, Petrolimex, Masan, VietJet, Sabeco…

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng hơn trong các dự báo.

Theo BSC, tâm lý NĐT ngày càng suy yếu từ thông tin nhiễu loạn, kéo theo thanh khoản thấp ở cả những phiên hồi phục. BSC cho rằng VN-Index đã bước vào giai đoạn suy yếu, KQKD quý I không còn ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến thị trường. Các chỉ số sẽ tiếp tục hành trình dò đáy và cần thời gian tích lũy và hồi phục. Hoạt động đầu tư thận trọng, giữ tỷ trọng hợp lý đề phòng những biến động tiêu cực tiếp theo.

Còn theo Rồng Việt, dòng tiền đầu cơ bất ngờ hoạt động mạnh, tập trung vào các cổ phiếu thị giá thấp. Điều này hàm chứa nhiều rủi ro, khi kỳ báo cáo quý I đang cận kề. Cơ hội ngắn hạn vẫn là chưa rõ ràng và nhà đầu tư tiếp tục ưu tiên nắm giữ tiền mặt.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index tăng 3,91 điểm lên 966,21 điểm; HNX-Index tăng 0,13 điểm lên 105,88 điểm. Upcom-Index tăng 0,05 điểm lên 56,05 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 130 triệu đơn vị, trị giá 2,5 ngàn tỷ đồng.

H. Tú