Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến hay gặp ở đối tượng người cao tuổi và người lao động nặng. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, trong đó dân văn phòng do đặc thù nghề nghiệp nên khả năng mắc bệnh khá cao.
Bệnh thoát vị đĩa đệm “tấn công” dân văn phòng |
Dễ nhầm đau mỏi vai gáy và thoát vị đĩa đệm
Đau mỏi vai gáy là vấn đề thường gặp của dân văn phòng nhưng không phải ai cũng biết, tình trạng ấy có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng như: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đau dây thần kinh liên sườn…
Anh Nguyễn Tùng Lâm (28 tuổi, làm quản trị website 5 năm) cho biết, có ngày anh phải làm việc 12, 13 giờ với máy tính để duyệt quảng cáo và tin tức. Liên tục nhìn màn hình, tay không ngừng thao tác với chuột và bàn phím, nhiều hôm xong việc anh mỏi nhừ cổ và tay, cử động vô cùng khó khăn. Khi ấy anh thường dán cao, thấy cơn đau cũng thuyên giảm phần nào nhưng chứng đau vai gáy thường xuyên tái phát. Đi khám, anh tá hỏa phát hiện ra mình bị lồi đĩa đệm cột sống cổ.
Cần cảnh giác khi thường xuyên bị đau nhức mỏi ở cổ và vai gáy |
Trường hợp khác là chị Hà Thu Hồng (31 tuổi, Biên tập viên sách điện tử), do công việc ngồi hàng giờ đọc bản bông trước khi xuất bản, chị nhiều khi thấy cứng đờ phần cổ và vai, không nghiêng ngửa gì được. Coi đó là bệnh nghề nghiệp nên chị cũng chủ quan, khi những cơn đau tăng lên và thường xuyên xuất hiện chị mới tới bệnh viện chụp chiếu, bác sĩ kết luận bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Ngồi máy tính nhiều gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng |
Bàn về nguy cơ thoát vị đĩa đệm đối với dân văn phòng, TS. BS Dương Trọng Nghĩa, Phó Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết: “Do tính chất công việc, dân văn phòng thường phải ngồi lâu một tư thế, làm tăng áp lực lên cột sống cũng như hệ thống đĩa đệm. Hầu hết mọi người chưa để ý đến tư thế đúng khi làm việc cùng với thói quen ngủ trưa tại ghế, gục đầu xuống bàn khiến khí huyết vận hành vùng lưng, cổ bị hạn chế, nuôi dưỡng gân, cơ, xương kém, công năng giảm, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm sớm hay đau thần kinh liên sườn. Đặc biệt, gần đây, số lượng bệnh nhân trẻ tìm đến các phòng khám, bệnh viện để chữa trị thoát vị đĩa đệm tăng đáng kể, bệnh gây chèn ép rễ thần kinh, tạo ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt của họ”.
Nhiều giải pháp hỗ trợ điều trị
Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ quyết định phác đồ điều trị cho các bệnh nhân: có thể sử dụng phương pháp nội khoa (dùng thuốc tân dược giảm đau, giãn cơ…) với các bệnh nhân ở giai đoạn đầu, tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời lại dễ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày…
Với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp điều trị can thiệp như: tiêm ngoài màng cứng, phẫu thuật qua da… Song bệnh nhân có thể phải đối mặt với các nguy cơ sau mổ như: không hồi phục, liệt, dính rễ thần kinh nên cần cân nhắc kĩ.
Bên cạnh các giải pháp nói trên, người bệnh có thể châm cứu, xoa bóp bấm huyệt theo Đông y và uống sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, phương pháp này đặc biệt an toàn với những đối tượng phải điều trị lâu dài. Trong đó, Thấp Diệu Nang Tâm Bình là sản phẩm tiêu biểu được giới chuyên môn đánh giá cao và người dân tin tưởng sử dụng.
Lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm |
Thấp Diệu Nang Tâm Bình là sản phẩm do Dược sĩ Lê Thị Bình, TGĐ Công ty Dược phẩm Tâm Bình dành nhiều tâm huyết nghiên cứu. Nhờ bí quyết bào chế, cách gia giảm các vị thuốc mà dược liệu phát huy tối đa tác dụng chống viêm, giảm đau, giải phóng chèn ép thần kinh, lưu thông khí huyết. Bởi vậy, người bệnh không chỉ giảm được các cơn đau mà hoạt động tạng phủ cũng được hỗ trợ, tăng công năng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với quy trình kiểm định chặt chẽ và mô hình khép kín từ việc tuyển lựa dược liệu đầu vào đến khâu phân phối ra thị trường nên Thấp Diệu Nang Tâm Bình có chất lượng cao, giá thành hợp lý. Sản phẩm hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa hay gai cột sống. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Đinh Hương