Một trong những lợi thế phát triển nông nghiệp hàng đầu của Đắk Nông là nguồn đất đỏ bazan.

Đất đỏ bazan của ở đây là vốn quý, trồng cây gì cũng được!. Việt Nam có cây gì là Đắk Nông có thể trồng cây đó. Mùa này, Đắk Nông có rất nhiều vải và khác các tỉnh phía Bắc là thu hoạch trước từ 1-2 tháng. Nhãn cũng không thua gì Hưng Yên. Đặc biệt, bơ, sầu riêng, măng cụt thì tôi tin rằng là tốp đầu cả nước. Cà phê, hồ tiêu có trữ lượng lớn của cả nước.

Theo kế hoạch, mục tiêu đề ra, đến năm 2025, Đắk Nông rà soát, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên lợi thế sẵn có của địa phương. Tỉnh sẽ thực hiện sản xuất nông nghiệp theo các quy trình tiên tiến, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Địa phương sẽ nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất, ứng dụng công nghệ cao dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt từ 20% trở lên.

Giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất 10% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh phấn đấu phát triển các chuỗi liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân.

Cùng với phát triển nông nghiệp, quá trình phát triển kinh tế rừng bền vững thông qua trồng cây đa mục đích, cây phân tán, dược liệu dưới tán rừng, du lịch sinh thái… sẽ được tỉnh đẩy mạnh.

Đến năm 2030, trên cơ sở các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, Đắk Nông thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, nông nghiệp sạch, hữu cơ… ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Đặc biệt, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng cà phê đặc sản đạt khoảng 1.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt chuẩn hơn 500 tấn và đến năm 2030, diện tích là 2.000 ha, sản lượng đạt hơn 1.500 tấn.

Để nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng cà phê, những năm qua tỉnh Đắk Nông đã xây dựng vùng trồng cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI) ở các huyện Đắk Mil, Krông Nô, Cư Jút, Đắk Song….

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng cà phê đặc sản đạt khoảng 1.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt chuẩn hơn 500 tấn và đến năm 2030, diện tích là 2.000 ha, sản lượng đạt hơn 1.500 tấn; Diện tích trồng cà phê đặc sản được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý đạt 100% và nông dân tham gia sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức sản xuất truyền thống. 

Hộ nông dân Lê Văn Cường, thôn Dốc Du, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô có 1 ha trồng cà phê đặc sản liên kết với doanh nghiệp chế biến, mỗi năm thu hoạch khoảng 3,5 tấn cà phê nhân, thu lãi khoảng 120 triệu đồng.
Hộ nông dân Lê Văn Cường, thôn Dốc Du, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô có 1 ha trồng cà phê đặc sản liên kết với doanh nghiệp chế biến, mỗi năm thu hoạch khoảng 3,5 tấn cà phê nhân, thu lãi khoảng 120 triệu đồng.

Chế biến cà phê tại Công ty TNHH MTV cà phê BaZan, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Chế biến cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn, đủ điều kiện xuất khẩu ở Công ty TNHH MTV cà phê BaZan, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Công ty TNHH MTV cà phê BaZan ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, mỗi năm cung cấp 60 tấn cà phê thành phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang Italy, châu Âu. 
Công ty TNHH MTV cà phê BaZan ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, mỗi năm cung cấp 60 tấn cà phê thành phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang Italy, châu Âu.
Chế biến cà phê tại Công ty TNHH MTV cà phê BaZan, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Cà phê đặc sản được thu hoạch lựa chọn với tỷ lệ quả chín đạt từ 90 - 95%.
Niên vụ cà phê 2022-2023, tỉnh Đắk Nông có gần 135.000 ha cho thu hoạch, năng suất trung bình ước đạt 2,80 tấn/ha.

Thu Hằng, và nhóm PV, BTV