Những vấn đề xung quanh vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo, Lại vỡ đường ống nước sông Đà, Giá nước sắp tính lũy tiến như giá điện, Làm sao kiểm soát hiểm họa cháy ở chung cư? Xe hỏng do ngập nước, trách nhiệm thuộc về ai... là những tin BĐS nổi bật tuần qua.

Sự việc ngôi biệt thự Pháp cổ 105 -107 Trần Hưng Đạo bất ngờ đổ sập gây thương vong về người và thiệt hại về tài sản khiến dư luận vô cùng hoang mang lo lắng. Vấn đề được đặt ra ở đây không chỉ ở việc quản lý các biệt thự cổ mà còn ở các chung cư cũ đang chưa được quan tâm một cách đúng mực.

Đường sắt từng xin dỡ biệt thự, Hà Nội chưa trả lời

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, khu nhà 107 Trần Hưng Đạo nằm trong quần thể khu vực ga Hà Nội được thực dân Pháp khởi công xây dựng năm 1900, hoàn thành năm 1905 và giao cho công ty Hỏa xa Vân Nam trực tiếp quản lý, khai thác.

Ông Hoạch cho biết, do thời gian sử dụng đã lâu, tòa nhà 107 - trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 1 bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm.

{keywords}
Hiện trường vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo

Tổng công ty Đường sắt muốn di dời các hộ dân đến chỗ khác để xây dựng trụ sở Tổng công ty và bố trí đầu tư xây dựng tái định cư tại 31 Láng cho các hộ.

Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội chỉ đồng ý cho ngành đường sắt đầu tư xây dựng chỗ 31 Láng Hạ, còn nhà 107 Trần Hưng Đạo do thủ tục pháp lý còn vướng mắc vì bảo tồn nhà cổ nên Hà Nội chưa chấp thuận.

“Tổng công ty đã báo cáo với thành phố sự xuống cấp của ngôi nhà. Đường sắt chưa có quyền sở hữu vì hiện không có giấy tờ gì về ngôi nhà. Sở hữu tòa biệt thự cổ này thuộc Hà Nội, còn Đường sắt được sử dụng”, ông Hoạch khẳng định.

Xem tiếp thông tin ông Hoạch trả lời báo chí TẠI ĐÂY

Hà Nội phản pháo đường sắt vụ sập biệt thự

Trước thông tin Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã nhiều lần có văn bản báo cáo UBND và các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 Trần Hưng Đạo và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của TCty, theo ông Hoàng Tú, Trưởng Ban 61/CP Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, bản thân Hà Nội đã ra quy chế quản lý biệt thự. Mọi công trình nếu nhà nguy hiểm có báo cáo thì đều được xem xét vì đã có trong quy định chứ không có chuyện xin được sửa mà không cho phép sửa chữa. Vì là bảo tồn nên không được tùy tiện phá nhưng nếu hư hỏng thì phải sửa thậm chí nếu nguy hiểm thì phá đi xây lại nhưng mức xây lại xây ở quy mô nào.

{keywords}
Hà Nội còn rất nhiều biệt thự xuống cấp nghiêm trọng như thế này

Biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo nằm trong nhóm 2 (56 điểm). Theo đó việc bảo trì căn nhà nếu có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải có sự đồng ý của Sở Quy hoạch và kiến trúc. Với việc cải tạo biệt thự nhóm 2, chủ đầu tư phải đảm bảo giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc và quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, chiều cao).

Xem tiếp thông tin TẠI ĐÂY

Sập biệt thự: Trách nhiệm thuộc cơ quan sử dụng

Trong khi đó, ông Phạm Tiến Văn – Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã khẳng định trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan sở hữu, sử dụng biệt thự.

Theo ông Văn, đối với công trình đang trong giai đoạn sử dụng thì phải lập quy trình bảo trì công trình thực hiện kiểm tra đánh giá công trình. Và đặc biệt đối với công trình mà đã hết niên hạn sử dụng thì cần phải tổ chức kiểm định và trên cơ sở đó có quyết định kéo dài thời gian cũng như niên hạn sử dụng cho công trình.

Xem tiếp phần đối thoại trong chương trình Góc nhìn thẳng-Báo VietNamNet TẠI ĐÂY

Nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo có lai lịch như thế nào?

Xung quanh vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo xảy ra vào ngày 22/9, ít ai biết được về lai lịch của biệt thự này, mời bạn đọc xem thông tin về biệt thự này TẠI ĐÂY

{keywords}

Bạn đọc cũng có thể cập nhật Danh sách các biệt thự cổ Hà Nội TẠI ĐÂY

Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo kiểm tra khẩn cấp các công trình cũ

Sau khi vụ sập biệt thự cổ xảy ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã kí văn bản về việc tổ chức giải quyết sự cố và rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng trên địa bàn cả nước.

Mời bạn xem tiếp thông tin TẠI ĐÂY

{keywords}

Vừa ngấp nghé tăng giá nước, đường ống sông Đà lại vỡ

Khoảng 2h sáng 25/9, đường ống phân phối nước sông Đà cho khu vực nội thành Hà Nội đã bị vỡ tại điểm ngã tư siêu thị Big C (đầu đại lộ Thăng Long).

Mời bạn đọc xem tiếp tin TẠI ĐÂY

{keywords}

Làm sao kiểm soát hiểm họa cháy ở chung cư?

Rủi ro cháy nổ trong khu chung cư diễn ra ngày càng nhiều, khiến cư dân ngày càng lo lắng. Đâu là nguyên nhân dẫn đến rủi ro và làm sao để kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất khi xảy ra cháy?

Bạn đọc có thể xem các giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tới mức tối đa thiệt hại khi xảy ra cháy TẠI ĐÂY

Xe hư do hầm chung cư ngập, ai chịu trách nhiệm?

Hàng loạt xe máy và ô tô bị hư hỏng nặng do hầm giữ xe chung cư Green Hills (TP.HCM) bị ngập sau cơn mưa chiều 15/9, đến nay vẫn chưa ngã ngũ ai chịu trách nhiệm?

Mời bạn đọc tiếp TẠI ĐÂY

{keywords}

Giá nước sắp thành "bản sao" của giá điện

Tiền nước lại sắp được tính theo kiểu lũy tiền giống như tiền điện. Người tiêu dùng lo ngại những hệ lụy mà họ phải gánh với tiền điện giờ lại lan sang tiền nước. Ông Võ Nguyên Phong – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với PV “Góc nhìn thẳng” về vấn đề này.

Mời bạn xem cuộc trao đổi TẠI ĐÂY

Thành phố mới Bình Dương hoang vắng bóng người

Thành phố mới Bình Dương được quy hoạch để trở thành một khu đô thị văn minh, hiện đại và là trung tâm của Bình Dương. Thị trường bất động sản tại đây đã từng “tạo sốt” từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, mảnh đất này vẫn chưa mang hình hài của một đô thị thực sự vì… thiếu bóng người.

{keywords}

Cảnh hoang vắng ở Thành phố mới Bình Dương đã cho thấy phần nào sự lãng phí, khi tiền của đầu tư vào công trình không mang lại giá trị sử dụng, mà chỉ để bỏ hoang, xuống cấp mỗi ngày.

Mời bạn xem cận cảnh thành phố mới Bình Dương hoang vắng TẠI ĐÂY

Hoàng Anh (tổng hợp)


Các ý kiến phản hồi về bài viết, câu hỏi tư vấn, phân tích, đánh giá các dự án vui lòng gửi về email: [email protected]