-Buổi trao đổi  giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với các cơ quan báo chí xung quanh thông tin đang gây xôn xao dư luận về  "lò sản xuất tiến sĩ" diễn ra trong 2 giờ đồng hồ, bắt đầu từ 10h sáng ngày 22/4.

XEM TƯỜNG THUẬT CHI TIẾT TẠI ĐÂY

"Tỷ lệ tiến sĩ của ta quá thấp trong khu vực"

Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội cho biết chiến lược phát triển của Học viện đã được phê duyệt đề ra mục tiêu tới năm 2020 phấn đấu đào tạo từ 450 – 500 chỉ tiêu nghiên cứu sinh mỗi năm.


GS. Võ Khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội là người nói đầu tiên. Ông Vinh cho biết hiện học viện có 20 khoa, đào tạo 36 ngành tiến sĩ.

Theo ông Vinh, chỉ tiêu hàng năm của học viện là 350, chi đều cho 36 ngành thì mỗi ngành có chưa đầy 10 chỉ tiêu.

"Một số ngành rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nhưng thực tế số chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ vẫn còn ít ỏi" - ông Vinh khẳng định.

{keywords}
Ông Võ Khánh Vinh (Ảnh: Văn Hiệp)

Bên cạnh đó, hàng năm số ứng tuyển so với số chỉ tiêu thường nhiều gấp đôi, vì vậy học viện có cơ sở để tuyển chọn được những người tốt nhất.

Về quy trình đào tạo tiến sĩ của học viện, ông Vinh nhấn mạnh quy trình rất chặt chẽ. Ngoài Thông tư 15 theo quy định của Bộ GD-ĐT, Học viện còn trực tiếp cụ thể hóa các quy định tại học viện. Việc bảo vệ phải đúng niên hạn, nghiên cứu sinh nào không làm đúng sẽ gửi trả về, nếu học lại sẽ phải học đúng 3 năm. "Đó là thành công trong đào tạo tiến sĩ của học viện." - lời ông Vinh.

Bên cạnh đó, hàng năm số ứng tuyển so với số chỉ tiêu thường nhiều gấp đôi, vì vậy học viện có cơ sở để tuyển chọn được những người tốt nhất.

Về quy trình đào tạo tiến sĩ của học viện, ông Vinh nhấn mạnh quy trình rất chặt chẽ. Ngoài Thông tư 15 theo quy định của Bộ GD-ĐT, Học viện còn trực tiếp cụ thể hóa các quy định tại học viện. Việc bảo vệ phải đúng niên hạn, nghiên cứu sinh nào không làm đúng sẽ gửi trả về, nếu học lại sẽ phải học đúng 3 năm. "Đó là thành công trong đào tạo tiến sĩ của học viện." - lời ông Vinh.


{keywords}
Ông Nguyễn Văn Hiệp (Ảnh: Văn Hiệp)

Sau khi ông Lê Khánh Vinh cho biết tổng quan một số vấn đề về đào tạo tiến sĩ của Học viện, các viện trưởng đã trả lời về những đề tài luận án đang được quan tâm.

GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chấm luận án cho đề tài nghiên cứu "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" khẳng định đây là đề tài  là đề tài khá tốt và ông đang khuyến khích tác giả in thành sách.

{keywords}
Ông Vũ Dũng (Ảnh: Văn Hiệp)

Khi nói về luận án hành vi giao tiếp của chủ tịch UBND xã với người dân, ông Vũ Dũng, Viện trưởng Viện tâm lý học khẳng định: Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất tốt.

Vấn đề nghiên cứu của đề tài ctx là một vấn đề rất ít được nghiên cứu, thậm chí đây là đề tài đầu tiên về vấn đề này. Đề tài bổ sung lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu tâm lý.


{keywords}

 Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghe câu hỏi của phóng viên

Sau đó, các phóng viên tiếp tục đặt các câu hỏi về chủ trương chú trọng chất lượng của viện, cơ chế để người hướng dẫn có thể trả lương cho nghiên cứu sinh (thay vì thu học phí), các thông số về công bố quốc tế.


{keywords}
Họp báo về thông tin "lò đào tạo tiến sĩ"

Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ông Phạm Văn Đức, cho biết thêm: Tất cả luận án sau khi bảo vệ được Bộ chọn ngẫu nhiên 10% để thẩm định lại. Chưa có luận án nào của Học viện bị đánh giá không đạt yêu cầu.

Sắp tới học viện sẽ mua phần mềm giám định kết quả của luận án, có thể phát hiện hiện tượng gian lận trong nghiên cứu khoa học.

BẤM XEM LẠI NỘI DUNG BUỔI HỌP BÁO: Ban Giáo dục

Clip: Hoàng Long

XEM THÊM:

Bộ Giáo dục phản hồi thông tin "lò sản xuất tiến sĩ"

"Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ trong một khoảng thời gian không phải là yếu tố phản ánh chất lượng đào tạo".

Có phải tiến sĩ đang ào ạt “ra lò”?

Mới đây, trên mạng xã hội có lan truyền “phép tính” ra kết quả “chỉ 1 ngày 1 tiếng 15 phút ra một tiến sĩ”.