Nhóm có tên Hexa-X, hỗ trợ khởi động công nghệ mạng di động thế hệ mới 6G. Nhóm bao gồm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Ericsson, nhà mạng Orange và Telefonica, các hãng công nghệ Intel, Siemens… Ngoài ra, danh sách thành viên còn có Đại học Oulu, Đại học Pisa.
Dù mạng 5G vẫn đang trong thời gian đầu phát triển với 100 nhà mạng cung cấp tại một số địa điểm nhất định, công cuộc chuẩn bị cho mạng 6G đã diễn ra tại vài khu vực trên thế giới. Bên cạnh dự án Hexa-X do Nokia dẫn đầu tại châu Âu, còn có Next G Alliance và O-RAN Alliance tại Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ một nhóm phát triển 6G.
Công nghệ 6G được dự đoán sử dụng sóng terahertz tần số siêu cao và mang đến kết nối nhanh gấp vài trăm đến vài nghìn lần 5G. Mạng 6G hứa hẹn sẽ số hoá và kết nối toàn thế giới với 4 định hướng chính là kết nối thông minh (Intelligent Connectivity), kết nối sâu (Deep Connectivity), kết nối không đồng nhất (Holographic Connectivity) và kết nối khắp nơi (Ubiquitous Connectivity). Dự kiến, 6G được triển khai từ năm 2030.
Devaki Chandramouli, Giám đốc Tiêu chuẩn hóa Bắc Mỹ tại Nokia, là một trong các kỹ sư phụ trách nhóm Hexa-X. Bà cho biết muốn thiết lập ba mục tiêu ban đầu: đó là phát triển tầm nhìn, lộ trình và khung thời gian; tiếp đến cùng đặt ra một khung thời gian để định hướng công nghệ và cuối cùng là tương tác với các cơ quan chính phủ Mỹ để tài trợ cho nghiên cứu, cung cấp đầu vào để phát triển công nghệ.
Du Lam (Theo Bloomberg)
6G: Công nghệ vô tuyến thế hệ mới và tác động tới đo kiểm
Theo chuyên gia Keysight Technologies, 6G sẽ thúc đẩy các nhu cầu kỹ thuật mới trong: Công nghệ radio thế hệ sau, hệ thống truy cập đa sóng tích hợp không đồng nhất, kỹ thuật định thời trong mạng, kết nối mạng dựa trên AI và bảo mật nâng cao.