- Khái niệm “Xúc phạm” trong từ điển là: Động chạm, làm tổn thương đến những gì mà người ta cho là cao quý, thiêng liêng phải giữ gìn cho bản thân hoặc cho người thân của mình. Hậu quả là sự xúc phạm ở đây là làm cho người ta đánh giá sai về một người nào đó, hoặc là hình dung sai về tư cách, đạo đức, năng lực của người đó. 

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Dưới góc độ pháp luật, facebook có còn là nơi "tự do ngôn luận"?

Đối với hành vi bình luận trên facebook về chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội có ý kiến:

Phải khẳng định việc nói xấu người khác trên Facebook là một hành vi bị pháp luật cấm. Luật Công nghệ thông tin tại Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:

d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;

Vấn đề là việc đánh giá câu nhận xét trên có thực sự xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của ông chủ tịch tỉnh không? Cô giáo Lê Thị Thùy Trang ở Trường THPT Long Xuyên tải thông tin lên Facebook cá nhân kèm nhận xét: “Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân”. Trong đó, có bình luận của ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Phòng Điều độ Lưới điện phân phối, Cty Điện lực An Giang): “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Nhưng ông Phúc bình luận bằng tài khoản của vợ Phan Thị Kim Nga (Phó văn phòng Sở Công Thương). 

Khái niệm “Xúc phạm” trong từ điển là: Động chạm, làm tổn thương đến những gì mà người ta cho là cao quý, thiêng liêng phải giữ gìn cho bản thân hoặc cho người thân của mình. Hậu quả là sự xúc phạm ở đây là làm cho người ta đánh giá sai về một người nào đó, hoặc là hình dung sai về tư cách, đạo đức, năng lực của người đó. Sự hình dung sai hay đánh giá sai này bắt nguồn từ một tin tức sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý. 

{keywords}
Hành động nói xấu trên facebook và bình luận trên facebook cần phân biệt rõ ràng

Theo hồ sơ vụ việc, giữa tháng 6, Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vì yếu kém trong quản lý đất đai, để xảy ra nhiều tiêu cực. Cô Lê Thị Thùy Trang (giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Long Xuyên) tải thông tin này lên facebook của mình (không phải đăng tải bài báo như thông tin ban đầu) kèm nhận xét: "Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân" và nhận được 8 bình luận. Như vậy, cô Trang chỉ dẫn lại thông tin đã được đăng tải công khai và kèm theo bình luận. Bình luận có kèm đánh giá thông thường thì tuy có thể không đúng về thực chất và là một việc không nên làm nhưng không phải là những nhận xét tổng hợp gây cho người ta một ấn tượng xấu về một người nào đó.

Vì quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng là quyền nhân thân nên biện pháp dân sự được dùng để bảo vệ cũng được áp dụng theo Điều 25 Bộ luật Dân sự là:

Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân 

Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

1. Tự mình cải chính; 

2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

Căn cứ vào Ðiều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường."

Điều 611 Bộ luật Dân sự quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

- Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại.

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần. Khoản 3 Điều 307 Bộ luật Dân sự quy định “Điều 307. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Vụ việc ở An Giang, do là một nhận xét tùy thuộc cảm nhận của từng người, có người thấy thế này và cũng có người thấy thế khác. Song nói xấu đến mức nào mới bị xem là xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân để bị xử phạt hành chính hoặc được bồi thường thiệt hại theo thủ tục tố tụng dân sự thì chưa có quy định chi tiết thống nhất.

Tóm lại, qua chuyện này thì hành vi xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm người khác đến mức phải bị chế tài cần được pháp luật minh định rõ ràng để việc xử phạt dễ dàng và thuyết phục hơn.

Ban Bạn đọc