1. Người dân tại đâu cứ 6 tháng lại đổi quốc tịch một lần?

  • Đảo Java
    0%
  • Đảo Phục sinh
    0%
  • Đảo Pheasant
    0%
  • Đảo Santa Cruz
    0%
Chính xác

Pheasant là một hòn đảo nhỏ nhưng lại có lịch sử và vị trí địa lý đặc biệt. Hòn đảo này cách sông Bidasoa khoảng 6km, gần biên giới Pháp – Tây Ban Nha. Đây là nơi Pháp và Tây Ban Nha cùng ký kết hiệp ước Pyrenees, chính thức kết thúc cuộc chiến 30 năm.

Pháp và Tây Ban Nha đồng thuận cùng nhau quản lý lãnh thổ của Pheasant 6 tháng một lần, trong đó 6 tháng đầu là của Pháp, 6 tháng sau thuộc địa phận Tây Ban Nha. Do đó, người dân trên đảo Pheasant mang hai quốc tịch, khi là Pháp, lúc thành người Tây Ban Nha. Pheasant trở thành vùng lãnh thổ chung lâu đời và độc đáo nhất thế giới.

2. Du khách có được phép tới vùng đất này không?

  • Được tham quan thoải mái
    0%
  • Không được phép lên đảo
    0%
  • Rất hạn chế được tới
    0%
Chính xác

Nhiều người thích thú với việc thay đổi quốc tịch này và muốn được nhập tịch để trở thành công dân cũng như hưởng những ưu đãi cả hai cường quốc này mang lại.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Pheasant vẫn là vùng đất mà du khách không được tự ý lui tới. Du khách chỉ được lên đảo và tham quan trong những dịp hiếm hoi, chẳng hạn như lễ bàn giao quyền sở hữu hai năm một lần.

3. Trước khi ký hiệp ước, Pheasant thuộc chủ quyền của đất nước nào?

  • Pháp
    0%
  • Tây Ban Nha
    0%
  • Bồ Đào Nha
    0%
  • Không thuộc về quốc gia nào
    0%
Chính xác

Trước khi chiến tranh xảy ra và hiệp ước được ký kết, Pheasant không thuộc về một quốc gia nào. Đây là địa điểm trung lập, trở thành nơi thường xuyên diễn ra các cuộc gặp cấp cao giữa vua Pháp - Tây Ban Nha. Nơi đây cũng được sử dụng làm nơi trao đổi tù binh giữa 2 nước.

4. Nước Đông Nam Á nào được đặt tên theo vị vua Tây Ban Nha?

  • Malaysia
    0%
  • Philippines
    0%
  • Indonesia
    0%
  • Myanmar
    0%
Chính xác

Philippines - đảo quốc tại Đông Nam Á được đặt tên theo vua Felipe II của Tây Ban Nha. Trước đó, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos, trong chuyến thám hiểm năm 1542, tới khám phá và đặt tên cho một số hòn đảo ở Philippines là Felipinas. Sau này, tên Las Islas Filipinas được dùng để chỉ toàn bộ Phillipines.

Tuy nhiên bảng chữ cái Abakada của Philippines thời đó thiếu chữ F nên người bản địa dùng chữ P để thay thế. Qua nhiều lần biến đổi, tên nước Philippines có cách viết như hiện tại.

5. Nước nào có nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha nhất thế giới?

  • Argentina
    0%
  • Cuba
    0%
  • Mexico
    0%
  • Chile
    0%
Chính xác

Đất nước Mexico nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới với khoảng hơn 120 triệu người, chiếm 97% dân số.

Sở dĩ người Mexico nói tiếng Tây Ban Nha nhiều bởi đất nước Mexico từng bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ từ thế kỷ XVI, đến năm 1810 mới tuyên bố độc lập và chính thức được công nhận vào năm 1821. Trong khi đó, Mỹ xếp thứ hai về cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha, cao hơn Colombia và Tây Ban Nha.