- Cái bánh ngân sách dù trở thành nồi cơm của Thạch Sanh cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh như hiện nay, Vụ trưởng Vụ Kinh tế lo lắng.
Thảo luận sáng nay về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, VPQH Nguyễn Minh Sơn ví ngân sách nhà nước như cái bánh.
Tuy nhiên, bánh chia kiểu nào cũng không đủ, rất muốn tăng tỉ trọng cho đầu tư phát triển thì chi cho hành chính sự nghiệp lại thiếu nên cứ co kéo mãi.
ĐB Nguyễn Minh Sơn |
“Sau 40 năm thống nhất đất nước, hơn 30 năm đổi mới toàn diện nhưng cái bánh ngân sách dù có trở thành nồi cơm của Thạch Sanh cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh như hiện nay”, ông Sơn nhận định.
Có phòng ban toàn lãnh đạo
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương thẳng thắn: 5 năm tinh giản biên chế, bộ máy không gọn lại mà phình ra, cho thấy pháp luật vẫn còn kẽ hở. So với nhiều nước, lượng công chức của chúng ta quá lớn, có tới 31/63 tỉnh thành sử dụng vượt biên chế hơn 6.300 người.
XEM CLIP ĐB NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG PHÁT BIỂU:
Ông dẫn chứng thực trạng có một số chức danh không đúng quy định như "hàm vụ trưởng", "hàm vụ phó", hoặc là quy định các bộ không có quá 4 thứ trưởng nhưng thực tế đều nhiều hơn, có bộ đến 9 thứ trưởng...
“Có phòng ban chỉ toàn lãnh đạo mà không có nhân viên, nhưng thời gian dài không ai bị nhắc nhở, phê bình”, ông Phương đề nghị lập tức phải tinh giản cấp phó.
Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cũng cho rằng, câu chuyện tinh gọn bộ máy không nên hiểu máy móc nhập là giảm biên chế, tách là tăng.
“Việc tách hay nhập, lập mới tổ chức nào phải phụ thuộc vào tình hình thực tế. Đã tới lúc không thể khoan nhượng với tinh giản bộ máy”, ông Sơn nói.
Ngay với các cơ quan của QH, ông Sơn đề xuất nên sáp nhập văn phòng đoàn đại biểu QH với văn phòng HĐND.
Nhìn nhận vấn đề tinh giản biên chế là "đụng đến con người", Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà lưu ý, nếu làm không khéo dễ bị phản ứng.
Ông kiến nghị đối với các nhiệm vụ nhà nước không cần thiết thực hiện thì đẩy mạnh xã hội hoá.
"Qua đó, công chức sẽ chọn cho mình con đường khác, không nhất thiết bám trụ trong Mhà nước với lương thấp", ông nói.
Chưa hài lòng với báo cáo giám sát của QH, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu đề nghị QH phải chỉ rõ cấp trung gian là cấp nào để giảm cho đúng. “Theo tôi, đã đến lúc QH mạnh dạn chỉ rõ cấp trung gian trong các bộ, ngành chính là cấp tổng cục, cấp phòng trong các vụ, cục. Tôi biết rằng, đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, không thể cào bằng”.
Ông cho biết, một số bộ ngành có tổng cục đang nhìn nhau nhưng nếu không đi đầu thì không biết bao giờ mới giảm được cấp trung gian.
Lấy đá ghè chân cũng phải làm
Ghi nhận quyết tâm của Chính phủ với những kết quả bước đầu, song ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhận xét, cải cách bộ máy hành chính Nhà nước chưa đạt được mục tiêu, chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.
ĐB Phạm Trọng Nhân. Ảnh: Minh Đạt |
“Vẫn còn thái độ vô cảm của cán bộ trước tiếng kêu cứu của người dân”, ông nói.
Ông Nhân nhấn mạnh: “Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tưởng dễ mà lại quá khó, khó chủ yếu là lòng người. Nếu lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm quá lớn thì cần thiết một bàn tay sắt. Phải xác định tăng biên chế, bộ máy là tham nhũng thì mới xử lý rốt ráo được. Phải sửa chữa ngôi nhà dột từ bên trong. Trong cuộc cải cách này dù phải lấy đá ghè chính chân mình cũng phải làm”.
ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) phân tích, sở dĩ bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh do quy định không gắn với trách nhiệm thực thi, dẫn tới đùn đẩy.
“Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước phải nằm trong tổng thể bộ máy hành chính quốc gia. Nhưng thực tế đang ngược lại, tính ổn định bộ máy chưa đảm bảo”, ông nhận xét.
Đơn cử, việc thường xuyên thay đổi chức năng, bộ máy của một cơ quan trong nhiệm kỳ khiến tổ chức bộ máy các cơ quan này thiếu tính ổn định.
“Khắc nhập - khắc xuất không còn ứng nghiệm trong cải cách bộ máy hành chính hiện nay”, ĐB tỉnh Bắc Giang nhận định.
Đề xuất hợp nhất một số bộ
Đoàn giám sát của QH đề nghị nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau.
Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay
Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.
Tinh gọn bộ máy sẽ ra tiền, ra gạo
Thực hiện tốt nghị quyết 18 TƯ 6, bộ máy tinh gọn không những nâng cao chất lượng hoạt động mà còn ra tiền, ra gạo.
Hợp nhất để không ‘quyền anh quyền tôi, quân anh quân tôi’
Hợp nhất một số cơ quan Đảng với chính quyền sẽ tạo nên sức mạnh, không có “quyền anh quyền tôi”, “quân anh quân tôi".
Tinh giản biên chế trong mắt Bộ trưởng Nội vụ
Tới đây tổ chức sở, ngành; phòng, ban phần lớn sẽ do địa phương chủ động quyết, TƯ không còn áp đặt một khung chung.
Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy
Đi trước như người dò đá qua sông, có thể bị vấp ngã, hy sinh vẫn phải làm, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chia sẻ.
T.Hạnh – H.Quỳnh – T.Hằng - D.Tiến (nguồn clip: VTV)