Trong lúc Nhật Bản vẫn đang phải gồng mình khắc phục những hậu quả khủng khiếp do thảm họa “ba tầng’ (động đất, sóng thần, khủng hoảng hạt nhân) chưa từng có trong lịch sử gây ra, cộng đồng mạng đã nở rộ những sáng tạo và phát kiến mới để chung tay xoa dịu nỗi đau.
Ngay sau khi tin tức về thảm họa ngày 11/3 được đăng tải dày đặc trên mặt báo, thế giới online đã tràn ngập câu hỏi: “Chúng ta có thể giúp được gì?”. Mạng xã hội trở thành nền tảng lý tưởng để những ý tưởng hay được lan tỏa nhanh chóng.
Một giáo viên người Anh đang sống tại thành phố Abiko, ngay phía đông Tokyo, đã thành lập một nhóm blogger, nhà văn tình nguyện. Họ tập hợp bài viết, hình ảnh phản ánh về trận động đất trong một dự án có tên “Quakebook”. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán “Quakebook” sẽ được quyên cho tổ chức Chữ Thập đỏ Nhật Bản.
Ít ai biết rằng toàn bộ dự án này đã được khởi nguồn chỉ bằng một thông điệp 32 ký tự duy nhất trên trang tiểu blog Twitter, đúng 1 tuần sau ngày xảy ra thảm họa. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, thày giáo trên đã nhận được 2 file dữ liệu. Số file gửi về nhanh chóng tăng lên thành 87, đủ để ê-kip tập hợp thành cuốn sách dày 98 trang.
Cũng không mất nhiều thời gian để dự án QuakeBook thu hút được sự chú ý. Tiểu thuyết gia ăn khách Barry Eisler và nhạc sĩ Yoko Ono đều viết bài giới thiệu về cuốn sách này. Amazon.com và Sony cũng đồng ý bán Quakebook trên quầy sách điện tử uy tín của họ.
Một dự án khác - “1000 thông điệp thế giới gửi tới Nhật Bản”- lại là nỗ lực tập hợp cảm tưởng của người dân khắp hành tinh về thảm họa. Người viết chỉ việc để lại những dòng văn ngắn trên Facebook hoặc qua email, sau đó một nhóm tình nguyện viên sẽ dịch sang tiếng Nhật. Bản dịch sau đó cũng được đăng tải lại trên Twitter lẫn website của nhóm.
“Tin tức về động đất, sóng thần và lõi hạt nhân nóng chảy thật sự đáng sợ. Nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhớ lại sức mạnh và sự kiên cường trong văn hóa Nhật Bản”, một thông điệp viết.
Chuỗi sự kiện đau buồn tại Nhật đã khiến lưu lượng người dùng toàn cầu truy cập vào các trang mạng xã hội tăng vọt. Ngay sau khi thảm họa xảy ra, mạng điện thoại cố định và di động Nhật Bản hoặc bị rớt mạng, hoặc bị quá tải. Mọi người đã phải đổ xô lên mạng Internet để tìm kiếm thông tin về người thân, bạn bè của mình, cũng như để kết nối với những người đã chứng kiến thảm họa từ đầu.
Tại Tokyo, nơi chỉ chịu thiệt hại không đáng kể, các hành khách đi tàu muốn kiểm tra xem chuyến tàu của họ có chạy hay không, khu nhà ở của họ có chịu cắt điện luân phiên hay không, tất cả đều có thể tìm thấy trên mạng.
Các số liệu công bố trong tuần vừa qua cho biết hàng triệu người đã truy cập vào các trang như Facebook, Twitter ngay sau thảm họa. Lượng công chúng của Twitter đã tăng tới 1/3, đạt 7,5 triệu người trong tuần từ 7-13/3. Nền tảng chia sẻ video Nico Nico Douga của Nhật cũng tăng vọt về lượng truy cập. Dịch vụ video streaming Ustream ghi nhận lượng khán giả đông gấp đôi do kênh truyền hình NHK tổ chức đưa tin tường thuật hậu thảm hóa trực tuyến.
Rõ ràng, truyền thông xã hội giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại, nhất là vào những thời điểm khó khăn như thiên tai, động đất. Tiểu blog Twitter đã giúp quyên góp được rất nhiều tiền sau trận động đất tại Haiti hồi năm ngoái, cũng như trở thành công cụ liên lạc thiết yếu sau trận động đất ở New zealand hồi tháng 2.
Trước thảm họa, Twitter vốn đã rất thành công tại Nhật, nơi có ¾ dân số kết nối Internet. Trận động đất càng thuyết phục nhiều người về giá trị của Twitter hơn nữa. “Rất nhiều người đã đăng ký Twitter sau trận động đất vì muốn chia sẻ thông tin”, nhà báo công nghệ Nobuyuki Hayashi bình luận.
“Những ngày đầu, Twitter giữ một vai trò thật tuyệt vời. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều nhược điểm của nó cũng bị phơi bày. Bên cạnh những thông điệp và sáng kiến chia sẻ, Twitter cũng vô tình giúp cho một số người truyền bá tin đồn thất thiệt và gây ra tâm lý hoang mang trong cộng đồng. Lấy thí dụ, một trận hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu phía đông Tokyo đã dẫn tới một “biển’ bài post thiếu chính xác về mưa axit.
Mặc dù vậy, Twitter vẫn là công cụ đáng quý nếu được sử dụng đúng cách. Một ứng dụng có tên “Setsudener” đã ra đời, tự động làm tối ảnh profile của người dùng trong khoảng thời gian từ 17h-20h, như một biểu tượng của nhu cầu hạn chế sử dụng điện năng Chuyên gia phần mềm Yusuke Wada thì viết ra ứng dụng “Anpi Report” để tập hợp, sắp xếp các thông tin đăng tải trên Twitter về người mất tích. Thông qua Facebook và Twitter, Wada đã tìm được hơn 200 tình nguyện viên, những người sẽ lọc bằng tay qua từng bài post trên mạng xã hội để tìm thông tin nhập vào cơ sở dữ liệu.
Wada hy vọng sắp tới sẽ có thể mở rộng dịch vụ của mình bằng cách kết nối thông tin với cơ sở dữ liệu “tìm người” của Google.
Không chỉ cá nhân mà ngay cả chính quyền nhiều thành phố của Nhật cũng đã tìm đến Twitter. Thành phố Mitaka phía Tây Tokyo đã mở một tài khoản ngay sau động đất để thông báo về lịch cắt điện luân phiên. Các thành phố “láng giềng” nhanh chóng học ngay mô hình của Mitaka. Cả hai thành phố Musashino và Koganei đều đã đăng ký tài khoản Twitter để cập nhật thông tin mới nhất tới người dân.
Trọng Cầm (Theo AP)
Ngay sau khi tin tức về thảm họa ngày 11/3 được đăng tải dày đặc trên mặt báo, thế giới online đã tràn ngập câu hỏi: “Chúng ta có thể giúp được gì?”. Mạng xã hội trở thành nền tảng lý tưởng để những ý tưởng hay được lan tỏa nhanh chóng.
Một giáo viên người Anh đang sống tại thành phố Abiko, ngay phía đông Tokyo, đã thành lập một nhóm blogger, nhà văn tình nguyện. Họ tập hợp bài viết, hình ảnh phản ánh về trận động đất trong một dự án có tên “Quakebook”. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán “Quakebook” sẽ được quyên cho tổ chức Chữ Thập đỏ Nhật Bản.
Ít ai biết rằng toàn bộ dự án này đã được khởi nguồn chỉ bằng một thông điệp 32 ký tự duy nhất trên trang tiểu blog Twitter, đúng 1 tuần sau ngày xảy ra thảm họa. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, thày giáo trên đã nhận được 2 file dữ liệu. Số file gửi về nhanh chóng tăng lên thành 87, đủ để ê-kip tập hợp thành cuốn sách dày 98 trang.
Cũng không mất nhiều thời gian để dự án QuakeBook thu hút được sự chú ý. Tiểu thuyết gia ăn khách Barry Eisler và nhạc sĩ Yoko Ono đều viết bài giới thiệu về cuốn sách này. Amazon.com và Sony cũng đồng ý bán Quakebook trên quầy sách điện tử uy tín của họ.
Một dự án khác - “1000 thông điệp thế giới gửi tới Nhật Bản”- lại là nỗ lực tập hợp cảm tưởng của người dân khắp hành tinh về thảm họa. Người viết chỉ việc để lại những dòng văn ngắn trên Facebook hoặc qua email, sau đó một nhóm tình nguyện viên sẽ dịch sang tiếng Nhật. Bản dịch sau đó cũng được đăng tải lại trên Twitter lẫn website của nhóm.
“Tin tức về động đất, sóng thần và lõi hạt nhân nóng chảy thật sự đáng sợ. Nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhớ lại sức mạnh và sự kiên cường trong văn hóa Nhật Bản”, một thông điệp viết.
Chuỗi sự kiện đau buồn tại Nhật đã khiến lưu lượng người dùng toàn cầu truy cập vào các trang mạng xã hội tăng vọt. Ngay sau khi thảm họa xảy ra, mạng điện thoại cố định và di động Nhật Bản hoặc bị rớt mạng, hoặc bị quá tải. Mọi người đã phải đổ xô lên mạng Internet để tìm kiếm thông tin về người thân, bạn bè của mình, cũng như để kết nối với những người đã chứng kiến thảm họa từ đầu.
Tại Tokyo, nơi chỉ chịu thiệt hại không đáng kể, các hành khách đi tàu muốn kiểm tra xem chuyến tàu của họ có chạy hay không, khu nhà ở của họ có chịu cắt điện luân phiên hay không, tất cả đều có thể tìm thấy trên mạng.
Các số liệu công bố trong tuần vừa qua cho biết hàng triệu người đã truy cập vào các trang như Facebook, Twitter ngay sau thảm họa. Lượng công chúng của Twitter đã tăng tới 1/3, đạt 7,5 triệu người trong tuần từ 7-13/3. Nền tảng chia sẻ video Nico Nico Douga của Nhật cũng tăng vọt về lượng truy cập. Dịch vụ video streaming Ustream ghi nhận lượng khán giả đông gấp đôi do kênh truyền hình NHK tổ chức đưa tin tường thuật hậu thảm hóa trực tuyến.
Rõ ràng, truyền thông xã hội giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại, nhất là vào những thời điểm khó khăn như thiên tai, động đất. Tiểu blog Twitter đã giúp quyên góp được rất nhiều tiền sau trận động đất tại Haiti hồi năm ngoái, cũng như trở thành công cụ liên lạc thiết yếu sau trận động đất ở New zealand hồi tháng 2.
Trước thảm họa, Twitter vốn đã rất thành công tại Nhật, nơi có ¾ dân số kết nối Internet. Trận động đất càng thuyết phục nhiều người về giá trị của Twitter hơn nữa. “Rất nhiều người đã đăng ký Twitter sau trận động đất vì muốn chia sẻ thông tin”, nhà báo công nghệ Nobuyuki Hayashi bình luận.
“Những ngày đầu, Twitter giữ một vai trò thật tuyệt vời. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều nhược điểm của nó cũng bị phơi bày. Bên cạnh những thông điệp và sáng kiến chia sẻ, Twitter cũng vô tình giúp cho một số người truyền bá tin đồn thất thiệt và gây ra tâm lý hoang mang trong cộng đồng. Lấy thí dụ, một trận hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu phía đông Tokyo đã dẫn tới một “biển’ bài post thiếu chính xác về mưa axit.
Mặc dù vậy, Twitter vẫn là công cụ đáng quý nếu được sử dụng đúng cách. Một ứng dụng có tên “Setsudener” đã ra đời, tự động làm tối ảnh profile của người dùng trong khoảng thời gian từ 17h-20h, như một biểu tượng của nhu cầu hạn chế sử dụng điện năng Chuyên gia phần mềm Yusuke Wada thì viết ra ứng dụng “Anpi Report” để tập hợp, sắp xếp các thông tin đăng tải trên Twitter về người mất tích. Thông qua Facebook và Twitter, Wada đã tìm được hơn 200 tình nguyện viên, những người sẽ lọc bằng tay qua từng bài post trên mạng xã hội để tìm thông tin nhập vào cơ sở dữ liệu.
Wada hy vọng sắp tới sẽ có thể mở rộng dịch vụ của mình bằng cách kết nối thông tin với cơ sở dữ liệu “tìm người” của Google.
Không chỉ cá nhân mà ngay cả chính quyền nhiều thành phố của Nhật cũng đã tìm đến Twitter. Thành phố Mitaka phía Tây Tokyo đã mở một tài khoản ngay sau động đất để thông báo về lịch cắt điện luân phiên. Các thành phố “láng giềng” nhanh chóng học ngay mô hình của Mitaka. Cả hai thành phố Musashino và Koganei đều đã đăng ký tài khoản Twitter để cập nhật thông tin mới nhất tới người dân.
Trọng Cầm (Theo AP)