Bất kể Nintendo lựa chọn ai để thay thế vị chủ tịch quá cố Satoru Iwata sau sự ra đi đột ngột của ông vào đầu tháng 7 vừa qua, đó sẽ là một quyết định gây tranh cãi – bởi lẽ chính di sản mà ông Iwata để lại cũng gây ra những bất đồng không nhỏ trong công ty. Lãnh đạo một công ty tầm cỡ, nhưng Iwata lại thiên về một nhà sáng tạo hơn là một doanh nhân, vậy nên ông chịu trách nghiệm cho cả thời kỳ đỉnh cao nhất của Nintendo, với thành công của Wii và DS, cũng như thời kỳ sa sút nhất với thất bại của Wii U và 3DS. Liệu Nintendo có thể vươn tới đỉnh cao nếu không có một bộ óc sáng tạo vận hành, hay có tránh được những tổn hại sau đó nếu có một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm về kinh doanh hơn? Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được. Song có một điều mà hầu hết tất cả mọi người theo dõi những hoạt động của công ty đều có cùng một ý kiến, đó là mặc dù toàn thế giới đều ngưỡng mộ nhân cách của Iwata, sẽ rất khó đễ thuận theo những di sản thực sự mà ông để lại cho công ty.
Vì thế, không cần phải nói chúng ta cũng hiểu rằng, việc đưa ông Tatsumi Kimishima lên làm CEO của Nintendo, là một quyết định tương đối gây tranh cãi. Mặc dù dường như ông có quan hệ hợp tác rất tốt với ông Iwata, được vị cố CEO giao cho phụ tránh Human Resources (nhân lực) và làm giám đốc điều hành Nintendo năm 2013, Kimishima trên nhiều khía cạnh là một phiên bản trái ngược với CEO tiềm nhiệm của mình. Ông Iwata khởi đầu sự nghiệp làm game trong một căn hộ chật chội ở Akihabara với những người bạn của mình sau khi lớp học tại trường đại học công nghệ uy tín nhất tại Nhật Bản, sau đó trở thành một trong những nhân viên đầu tiên của công ty phát triển game HAL Labs khi tốt nghiệp. Còn ôngKimishima tốt nghiệp Đại học Hitotsubashi (một trong những trường đại học hàng đầu dành cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai ở Tokyo) và làm việc cho Sanwa Bank, một trong những ngân hàng lớn nhất và có nguồn lợi nhuận cao nhất thế giới, trong suốt 27 năm.
Nhưng nói chung, ông Kimishima là một lựa chọn phù hợp. Gần như chắc chắn ông sẽ không tiếp tục phong cách quản lý “hòa nhã”, hướng tới công chúng của ông Iwata. Vị chủ tịch quá cố của Nintendo sử dụng nền tảng sự nghiệp của mình để gây ảnh hưởng lớn tới việc điều hành công ty với những tính năng như Iwata Asks (ở đó ông phỏng vấn các nhà phát triển của Nintendo và hồi tưởng lại kinh nghiệm của chính mình), hay webcasts trực tiếp của công ty để thông báo về những sản phẩm và dịch vụ mới. Còn ông Kimishima, không có nền tảng của một nhà phát triển, chắc chắn sẽ thất bại nếu thực hiện phong cách quản lý hướng đại chúng đó. Khả năng cao là ông sẽ đóng vai trò một CEO truyền thống – giao phó công việc giao tiếp với công chúng cho những “thành phần sáng tạo” của công ty như ông Shigeru Miyamoto, và “thành phần kỹ thuật” như ông Genyo Takeda, người trước đây đã từng là ứng cử viên cho chức vụ CEO.
Mặc dù ông Kimishima không có quá nhiều kinh nghiệm để tự ứng cử cho vị trí CEO, và việc Nintendo giờ đây được lãnh đạo bởi một doanh nhân thay vì một nhà sáng tạo cũng khó có thể làm vừa lòng cơ số người. Song chúng ta cũng dễ dàng nhận ra vì sao ban giám đốc Nintendo lại chọn Kimishima, và cũng có khả năng chính cố CEO Iwata đã đích thân chọn ông làm người kế nhiệm.
Ông Kimishima đã là một phần của Nintendo được 15 năm nay, bắt đầu với vị trí CFO của The Pokemon Company năm 2000, trước khi chuyển tới Mỹ để quản lý Pokemon USA một năm sau. 12 năm sự nghiệp tiếp theo của ông tại Nintendo chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ, do kinh nghiệm kinh doanh của ông tại thị trường này, 27 năm tại Sanwa Bank ông làm việc chủ yếu tại rất nhiều trung tâm tài chính Mỹ. Năm 2002, ông Hiroshi Yamauchi bổ nhiệm Kimishima làm chủ tịch Nintendo Mỹ (vai trò này sau đó được chuyển qua cho Reggie Fils-Aime, một người có thiên hướng về công chúng), cho tới khi Iwata đưa ông lên làm giám đốc điều hành công ty mẹ năm 2013.
Thêm vào đó, ông có hiểu biết sâu sắc về thị trường Mỹ, một trong những điểm yếu lớn nhất trong khâu quản lý của Nintendo – kinh nghiệm, kiến thức, và sự thấu hiểu về thị trường quốc tế. Thị trường Nhật Bản rất khác biệt về cả cấu trúc, thành phần và diện mạo so với Mỹ, và lại khác nữa so với Châu Âu. Nintendo luôn duy trì được vị thế của mình tại thi trường nội địa (mặc dù không phải luôn thành công như việc Wii U phải chật vật ngay tại quê nhà, song đây liên quan tới một vấn đề sâu hơn của nền tảng), nhưng tại thị trường quốc tế, Nintendo có phong độ thất thường hơn rất nhiều. Do quá tập trung tới thị trường Nhật Bản, công ty thường bị tụt hậu với những xu hướng của thế giới như game online, phân phối kỹ thuật số, và phát triển độc lập, chưa kể tới mối quan hệ căng thẳng luôn tồn tại giữa Nintendo và các nhà phát hành bên thứ ba.
Bởi lẽ Kimishima được nhận định là một CEO Nhật Bản truyền thống 100%, vậy nên sự điều hành của ông được kỳ vọng là sẽ đem lại những bước phát triển bất ngờ trên con đường vươn tầm quốc tế của công ty. Chắc chắn sẽ có những so sánh với ông Kaz Hirai – CEO của Sony, một người cũng dành nhiều năm làm việc ngoài Nhật Bản và đang cố gắng áp dụng những bài học quốc tế vào công ty của mình. Cũng như Hirai, ông Kimishima bước lên nắm quyền một công ty đang gặp khủng hoảng, và được kỳ vọng là sẽ có những nước đi táo bạo để cứu lấy đế chế Nintendo. Có một điều chắc chắn là những nước cờ mới đó của ông sẽ làm phật lòng cả những nhóm bảo thủ trong công ty và một lượng fan hâm mộ trung thành không nhỏ.
Nintendo cần phải tìm một hướng đi mới, thoát khỏi mô hình hiện tại của nó và tìm ra điều gì hiệu quả cho công ty. Gần như tất cả mọi người đều công nhận rằng Wii U là một thất bại dù sở hữu công nghệ cải tiến và nhiều game tuyệt vời, trong khi đó 3DS, dù là một thành công, song sẽ không bao giờ vượt qua được người tiền nhiệm DS của nó. Mặc dù động cơ sáng tạo đã được kích hoạt trong toàn công ty, thường xuyên cho ra mắt những sản phẩm game với chất lượng “phi thường”, song doanh số phần cứng thâm hụt đồng nghĩa với việc nền móng của Nintendo vẫn đang bị lung lay mạnh mẽ. Đã có ý kiến cho rằng Nintendo nên làm Sega và từ bỏ sản xuất phần cứng, chuyển sang làm nhà phát hành bên thứ 3, hay hướng tới game trên mobile và tablet. Song, ông Kimishima được bổ nhiệm không phải là để công ty duy trì cuộc chơi một cách an toàn, mà là để đảm bảo với các nhà đầu tư rằng Nintendo đang được lèo lái bởi một bàn tay vững chắc khi đi qua quá trình biến đổi, hồi sinh.
Ông Kimishima sẽ chọn con đường nào để phát triển công ty vẫn còn chưa rõ, nhưng khả năng cao là ông sẽ không đi chệch quá xa với chiến lược mà ông Iwata đã thực hiện. Một điểm nhấn đáng chú ý khác là bởi những vị trí cấp cao mới được bổ nhiệm cho Miyamoto và Takeda, những quyết định sẽ được đưa ra bởi cả một hội đồng những nhân vật kỳ cựu nhất của Nintendo chứ không phải chỉ bởi mình CEO.
Và quả thật, một trong những vai trò chính của Kimishima có lẽ là phải hứng chịu chỉ trích từ người hâm mộ với những thay đổi sắp tới của công ty, tức là làm lá chắn cho Takeda và Miyamoto.
Một yếu tố chìa khóa nữa với con đường phát triển của Nintendo từ đây, chính là mối quan hệ hợp tác với Nintendo, được thiết lập dưới sự điều hành của Iwata, và cũng được sự ủng hộ từ các lãnh đạo cấp cao – bao gồm cả Kimishima, Miyamoto và Takeda. Sự thăng chức và tầm ảnh hưởng với công chúng ngày càng tăng của Takeda khiến nhiều người dự đoán rằng Nintendo sẽ tách ra khỏi mảng phần cứng, vậy nên mối quan hệ hợp tác với DeNA sẽ có những thay đổi, chúng sẽ tương tác với nhau và thu hút thị trường quốc tế như thế nào là những câu hỏi chìa khóa sẽ định nghĩa tương lai của Nintendo dưới thời ông Kimishima.
Tin “một chuyên viên ngân hàng ít tiếng tăm thay thế nhà phát triển huyền thoại quá cố lãnh đạo Nintendo” chắc chắn là sẽ gây được nhiều phản ứng tích cực từ phía công chúng. Tuy nhiên, Kimishima chính là người mà Nintendo cần trong thời điểm hiện tại với vốn kinh nghiệp của ông. Cùng với (một phần) con đường mà Iwatasự đã vạch ra trước khi qua đời, và sự hỗ trợ của Miyamoto cùng Takeda, hai trong số những bộ não sáng tạo nhất của ngành game, có cơ sở để chúng ta kỳ vọng vào tương lai của Nintendo dưới triều đại Kimishima.