Bloomberg và Forbes là hai kênh xếp hạng tỷ phú uy tín nhất thế giới hiện nay. Những tỷ phú được Bloomberg, Forbes lựa chọn đăng đều phải đạt những tiêu chí khắt khe của họ. Hiện nay, Việt Nam có số ít tỷ phú đã được Bloomberg và Forbes đăng bài, đó là các tỷ phú Phạm Nhật Vương – Chủ tịch của Vingroup, “Nữ tướng hàng không” Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Bá Dương – Chủ tịch HĐQT của Thaco, ông Mai Vũ Minh – Chủ tịch của SAPA Thale, ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch ngân hàng , ông chủ Masan – Nguyễn Đăng Quang, ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT của Hoà Phát, ông Hoàng Kiều – Phó Chủ tịch của Shanghai RAAS Blood Products, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT của FLC.
Các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo và Trần Đình Long. |
Năm 2020 cũng là năm thứ 8 liên tiếp tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuất hiện trong danh sách các tỷ phú được Forbes vinh danh. Ông là người giầu nhất Việt Nam hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong những nữ doanh nhân thế hệ mới, nổi bật nhất tại Việt Nam trong khoảng 10 năm qua. Hàng không cũng chính là lĩnh vực đưa bà Thảo trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của khu vực. Năm 2017, Forbes công bố danh sách những nữ tỷ phú trên thế giới và trong đó có tên của bà.
Ông Trần Đình Long lần đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes vào tháng 3/2018 với giá trị tài sản đạt 1,3 tỉ USD. Hiện tại, với thị giá 27.250 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu HPG đã tăng tới 68,2% so với mức đáy 16.200 đồng thiết lập hồi cuối tháng 3/2020. Nhờ đó, giá trị tài sản của ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cũng đã “hồi sinh” mạnh mẽ.
Các tỷ phú Hoàng Kiều, tỷ phú Mai Vũ Minh và Hồ Hùng Anh. |
Năm 2017, ông Hoàng Kiều nằm trong Top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới theo công bố của Tạp chí Forbes. Ông khởi nghiệp với công ty RAAS – hoạt động trong lĩnh vực sản xuất huyết tương y tế, chuyên cung cấp các kháng thể hiếm. Hiện nay, ông là Phó chủ tịch Shanghai RAAS Blood Products được Forbes bình chọn đứng thứ 4 trong 10 công ty đổi mới sáng tạo nhất năm 2017.
Đầu năm 2021, Forbes đã đăng bài về tỷ phú Mai Vũ Minh. Trước đó, cuối năm 2020, Bloomberg cũng phát tin về những chương trình hợp tác đầu tư song phương ở cấp chính phủ của ông. Hiện, tỷ phú Mai Vũ Minh – Chủ tịch HĐQT của SAPA Thale còn là cố vấn cấp cao của Tổng thống Bosnia – Herzegovina và được đánh giá là nhà đầu tư có uy tín, có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Hai tỷ phú, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch tập đoàn Masanđược xem là cặp bài trùng tham gia xây dựng 2 đế chế Masan và Techcombank. Tháng 4/2018, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành ngân hàng, còn ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục vận hành Masan.
Trong 2 năm liên tiếp, 2019-2020, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank được Forbes vinh danh trong danh sách tỷ phú thế giới. Năm 2020, ông đang đứng vị trí thứ 1.990 trong danh sách của Forbes.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Trần Bá Dương, Trịnh Văn Quyết. |
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 520 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 45% cổ phần Masan.
Năm 2020, tài sản ròng của ông Chủ tịch HĐQT của Thaco, ông Trần Bá Dương và gia đình được Forbes ước tính đạt ở vị trí 1.415, thấp hơn thứ hạng 1.349 của năm 2019. Nhờ hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN – Atiga, khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% trong khối các nước tham gia hiệp định, từ cuối 2019, Thaco đã chính thức xuất khẩu xe thương hiệu tập đoàn sang một số nước trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Philippines…
Sau tỉ phú Phạm Nhật Vượng thì Chủ tịch tập đoàn FLC – tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã trở thành người giàu nhất Việt Nam ở độ tuổi 41. Xuất phát điểm không mấy suôn sẻ nhưng bằng tài năng và ý chí bền bỉ của mình, ông đã đạt đến đỉnh cao của thành công từ hai bàn tay trắng. Năm 2020, Bloomberg đã đưa tin về ông Trịnh Văn Quyết và Bamboo Airways lên kế hoạch đặt mua động cơ thế hệ mới cho đội máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner.
(Theo Tiền Phong)