{keywords}

Các tù nhân Richard Sanders (trái) và Fred Brown (phải) với chiếc chăn bông hình con đường 66 cắt ngang nước Mỹ mà họ đã hoàn thành trong năm nay tại trại giam South Central

Fred Brown, người đã ở tù 25 năm theo bản án chung thân, phát hiện ra rằng anh thích cắt những miếng vải hình vuông có in hình các nàng công chúa và gấu bông rồi may chúng thành một chiếc chăn.

Brown, 66 tuổi, một tù nhân ở Trung tâm Cải huấn South Central ở Licking, Missouri, Mỹ cho biết: “Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã may rèm, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ may vá là việc mà tôi muốn làm”.

Khi bắt đầu chần bông trong phòng may của trung tâm cải huấn, Brown đã tìm thấy một sự hứng thú với nghề thủ công này. "Tôi nhanh chóng biết được rằng những người phụ nữ biết may vá đều là những thiên tài toán học. Cần rất nhiều thứ phải tính toán cho đường may của bạn, ví dụ như các góc hay bo tròn. Có rất nhiều thứ liên quan đến toán”.

Brown, người đang thụ án vì tội bắt cóc và hãm hiếp có vũ trang, cho biết ông bắt đầu may vá cách đây 4 năm khi nghe tin về một nhóm nhỏ tù nhân tụ tập hàng ngày trong phòng may để tình nguyện may chăn mền cho các tổ chức từ thiện và trẻ em trong trại trẻ mồ côi.

“Khi tôi biết rằng mình có thể giúp mang lại nụ cười trên khuôn mặt của một đứa trẻ, tôi đã bắt đầu làm. Hiện tại, tôi đang may một chiếc chăn in hình chó con cho một cậu bé 13 tuổi. Tôi không biết gì về cậu bé, nhưng tôi có cảm giác cậu bé sẽ thích chiếc chăn bông này”.

{keywords}
Một chiếc chăn được các tù nhân may theo chủ đề gấu bông

Joe Satterfield, quản lý tại trại South Central, người giám sát chương trình, cho biết chương trình làm chăn mền trong tù bắt đầu cách đây khoảng 10 năm như một cách để các tù nhân đóng góp cho cộng đồng xung quanh.

Satterfield nói, hầu hết những người đàn ông tham gia chương trình đều đã làm cha, và nhiều người hiểu được sự bấp bênh của việc lớn lên mà thiếu cha mẹ.

Đối với Richard Sanders, việc ngồi sau một chiếc máy may đã dạy anh sống chậm lại và suy nghĩ về cuộc sống của mình. Sanders bị kết án chung thân không ân xá vào năm 1979 vì liên quan đến một vụ cướp và hai vụ giết người ở St. Louis.

Sanders, hiện 62 tuổi, cho biết ông thậm chí còn không biết khâu mũi thẳng khi lần đầu tiên bước chân vào phòng khâu tại một nhà tù khác ở Missouri khoảng 20 năm trước. Nhưng ông đã đăng ký các lớp học may và cuối cùng được đưa vào làm công việc may đồng phục cai ngục.

{keywords}
Tù nhân Rod Harney đang hoàn thiện chiếc chăn bông mừng sinh nhật một đứa trẻ trong trại trẻ mồ côi.

Trong những năm gần đây, Sanders ước tính rằng ông đã may được vài trăm tấm chăn. Sau khi hoàn thành một chiếc, ông chụp một bức ảnh và gửi nó cho mẹ của mình. “Khi tôi còn là một cậu bé, tôi thường xem bà tôi may vá. Bà luôn muốn tạo ra thứ gì đó từ con số không. Bà sẽ nghĩ ra một thiết kế và bắt đầu may, khá giống như tôi làm hôm nay”.

Sanders chia sẻ kỹ năng sáng tạo của mình với các tù nhân khác và khuyến khích họ đưa ra những ý tưởng mới.

Một trong những tù nhân mà ông dạy là Brown, người hiện dành cả buổi tối trong phòng giam nghiên cứu các tạp chí chăn mền để tìm mẫu mới. Brown nói: “Tôi đã may chăn có hình các nhân vật như Tigger, Piglet hay bánh kem dâu, và tôi đã làm khá nhiều chăn có chủ đề màu tím”.

Điều đáng tự hào nhất là Brown rất cẩn thận với từng chi tiết nhỏ trong việc may vá của mình. “May chăn để tặng sinh nhật cho những đứa trẻ này là điều ý nghĩa nhất mà tôi đã làm kể từ khi ở trong tù. Điều đó khiến tôi cảm thấy tốt hơn về lý do tại sao tôi ở đây”.

Đăng Dương (Theo Washington Post)

Cựu tù nhân trở thành chủ trang trại, chuyên cưu mang những đứa trẻ 'hư'

Cựu tù nhân trở thành chủ trang trại, chuyên cưu mang những đứa trẻ 'hư'

Alfred Melbourne, một cựu tù nhân người Mỹ, đã quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc thành lập các trang trại thực phẩm hữu cơ và tạo công ăn, việc làm cho những đứa trẻ có nguy cơ dính vào vòng lao lý.