Bạn vui mừng vì mua được món đồ giảm giá đến 50% nhưng thực tế dù giảm giá thì bạn vẫn bị hớ mà không biết.
Giảm giá không “hời” như bạn tưởng
Nhìn thấy giảm giá 30, 50% sẽ khiến bạn sẵn sàng mở hầu bao với cả những món đồ bạn không thực sự cần hoặc chưa từng có ý định mua chúng.
Bạn cho rằng các đợt siêu giảm giá là để nhãn hàng giải phóng hàng tồn kho hoặc nhanh bán hết hàng để ra đợt hàng mới? Thực tế thì không hẳn vậy. Không ít cửa hàng dùng thủ thuật tăng giá trước đợt giảm giá. Có nghĩa là dù bộ đồ được giảm đến 30-50% thì vẫn bằng giá ban đầu.
Một số cửa hàng khách thì dùng chiêu “giảm tới 70%”. Thực tế khi đến cửa hàng thì bạn sẽ chỉ tìm thấy một vài sản phẩm cũ, lỗi mốt giảm sâu như vậy, còn hàng mới thì giảm chưa đến 10%.
Nâng lên rồi lại hạ xuống, thực tế giảm giá không “hời” như bạn tưởng. |
Bạn đang mặc size M vẫn vừa size S?
Bạn mặc chiếc váy này size S nhưng chiếc khác có thể là size M. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi mỗi thương hiệu, mỗi nhà sản xuất của bảng size riêng của họ.
Một số nhà sản xuất thậm chí còn hạ size quần áo xuống để kích thích khách hàng mua. Bạn đang mặc size M, nếu thử vừa một chiếc váy size S sẽ khiến bạn hưng phấn và muốn mua chiếc váy đó.
Hàng thiết kế không hẳn tốt hơn hàng đại trà
Các thương hiệu lớn thích hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng để dễ dàng quảng bá cho sản phẩm. Các mặt hàng độc quyền cũng khiến khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn so với hàng đại trà.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hàng thiết kế và hàng đại trà chỉ nằm ở kiểu dáng “không đụng hàng” mà thôi, còn chất lượng của chúng chưa chắc đã hơn hàng đại trà.
Cùng một kích cỡ nhưng có nhãn hàng đánh size S, nhãn khác lại đánh size M. |
Hàng đổ đống rẻ hơn treo móc?
Để tạo cảm giác hàng giảm giá rẻ hơn nhiều so với hàng bình thường, các nhà bán lẻ thường chất đống hàng sale trong khi các mặt hàng khác vẫn được treo trên móc hoặc xếp gọn gàng trên giá.
Việc đổ đống hàng sale tạo tâm lý vui vẻ, phấn khích cho khách hàng khiến họ quyết định mua món đồ sau khi miệt mài bới tìm trong đống hỗn độn.
Nâng giá sản phẩm thường gần bằng sản phẩm cao cấp
Nếu muốn kích cầu khách hàng mua quần áo cotton, nhà bán lẻ sẽ nâng giá quần áo làm từ vải tổng hợp gần bằng với giá quần áo cotton. Nếu một chiếc áo cotton giá không cao hơn quần áo thường là mấy thì tại sao lại không mua đồ tốt hơn đúng không nào?
Đổ đống hàng giảm giá kích thích khách hàng mua sắm sau khi miệt mài tìm món đồ vừa ý trong đống hỗn độn. |
Chất lượng quần áo kém hơn chúng ta tưởng
Đã bao giờ bạn tự hỏi thời ông bà bố mẹ chúng ta mỗi người chỉ cần 2-3 bộ quần áo thay nhau mặc cả năm. Thế nhưng với chúng ta thì mua sắm mỗi tuần, mỗi tháng vẫn thấy không đủ mặc.
Một mặt vì xu hướng thời trang, thích ăn diện, mặt khác vì chất lượng quần áo ngày nay có vẻ kém hơn xưa nhiều: từ khuy áo, hình in, màu sắc…Nhiều nhà sản xuất tập trung vào những sản phẩm rẻ tiền nhưng nhanh cũ khiến chúng ta phải mua sắm thường xuyên hơn.
Thay đổi xu hướng mỗi tuần
Thời trang thay đổi mỗi tuần, mỗi tháng. Vì thế mà các nhà sản xuất luôn tập trung cho ra bộ sưu tập mới để kích cầu mua sắm. Để ý ma-nơ-canh ở các cửa hàng thời trang bạn sẽ thấy chúng được thay trang phục liên tục, đó cũng chính là cách kích thích khách mua sắm nhiều hơn.
Bạn nghĩ rằng nếu không mua sắm thì quần áo sẽ bị lỗi mốt. Thực tế là bộ quần áo đó chỉ bị lỗi mốt tạm thời bởi thời trang là một vòng tròn, xu hướng cũ sẽ trở lại trong tương lai. Năm nay chiếc quần ống loe của bạn lỗi mốt nhưng 2-3 năm sau xu hướng đó có thể lại quay trở lại.
Mách bạn mẹo chọn mực khô tươi ngon, không chất bảo quảnMực khô là món ăn được nhiều người yêu thích, đây cũng là loại hải sản được các du khách lựa chọn mua về làm quà mỗi lần đi du lịch biển. Công việc bếp núc sẽ dễ dàng hơn nhiều nhờ những mẹo nàyNhững việc như cắt trái cây, luộc trứng hay bóc vỏ tôm chúng ta vẫn làm có thể trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ những mẹo vặt này. |
Kim Minh (Theo Brightside)