Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày không phải là 2 lít nước mà phải phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Chính cơ thể bạn mới là thước đo đáng tin cậy nhất về lượng nước nó cần mỗi ngày.

{keywords}

Trong đó, các yếu tố về giới tính; môi trường bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết, ô nhiễm,…); tần suất hoạt động, chế độ dinh dưỡng và nhịp độ sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nhu cầu hấp thụ nước của từng cơ thể.

Việc uống nước quá nhiều hay quá ít cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dưới đây là những sai lầm trầm trọng khi uống nước cần loại bỏ nhưng không phải ai cũng biết.

Uống quá nhiều nước: Nhiều người đong lượng nước mình uống hàng ngày bằng những dụng cụ đong đếm cụ thể mà quên không tính lượng nước đưa vào cơ thể thông qua việc ăn các đồ ăn nhiều nước như rau, hoa quả ...

Chúng ta chỉ nên uống nước khi khát. Cơ thể của chúng ta khi cần đến nước là thông tin bằng cảm giác khát.

Khi không cần nước thì sẽ không có cảm giác khát (loại trừ những người lớn tuổi mắc bệnh mất cảm giác khát thì phải chú trọng đến định lượng nước hàng ngày để uống vào cơ thể).

Lượng nước vào cơ thể không chỉ bằng nước uống mà chúng ta ăn cơm, ăn trái cây và nhiều thứ khác đều đã có nước. Vì thế, người ta chỉ cần uống nước trà sau bữa ăn là đã đủ lượng nước cần cho cơ thể.

Khi lao động nặng, mồ hôi tiết ra nhiều mất nhiều nước thì cũng phải uống nước để bù vào. Một cơ thể bình thường thì không cần quan tâm đến việc định lượng nước cho mình mà cơ thể cần là nó đòi mình phải uống bằng cảm giác khát.

Vì thế, nếu ta cố tình đưa nhiều nước vào thì sẽ gây nên quá định lượng làm cho thận phải vất vả lọc một cách vô ích.

Thực ra nhu cầu con người không nhiều nước đến thế. Thứ nhất, bởi vì trong thức ăn của chúng ta đã có rất nhiều nước, trong cơm trên 70% là nước, trong rau trên 80% là nước, trong canh trên 90% là nước. Cho nên, ăn no là đủ nước rồi. Uống chỉ là bổ sung thêm thôi.

Thứ hai, uống nước nhiều máu loãng ra, làm hàm lượng hồng cầu trong máu giảm đi. Vì vậy, nếu tim đập bình thường không đủ hồng cầu nuôi cơ thể, cho nên sẽ suy sụp. Vì vậy tim rất khôn ngoan, đập nhanh hơn để đủ hồng cầu nuôi cơ thể.

Uống nước nhiều, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi; cho nên các hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu chóng già, chóng chết. Khi ta uống nhiều nước vào, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi là nguy hiểm vô cùng.

Quan niệm "uống nhiều nước để thải độc" rất nguy hiểm

Uống nước nhiều đi tiểu nhiều. Uống nước ít đi tiểu ít. Uống nước nhiều tiểu nhiều nhưng nước tiểu loãng. Uống nước ít tiểu ít nhưng nước tiểu đặc. Hàm lượng như nhau.

Thậm chí uống nước nhiều không đào thải được, mà chỉ có đẩy nước thôi. Cho nên chết thận, bắt thận làm việc nhiều. Nguy hiểm vô cùng!

{keywords}

Chỉ uống khi thấy khát: Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.

Chính vì vậy, tốt nhất nên uống điều độ để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Vì vậy nên uống đều đặn.

Không uống trước khi đi ngủ: Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là điều cấm kị, nhưng cũng đừng quên uống một chút trước khi đi ngủ. Khi ngủ, nước trong cơ thể vẫn tiến hành trao đổi chất, nếu cơ thể thiếu nước trong khi ngủ, quá trình trao đổi này sẽ bị gián đoạn, khiến giấc ngủ không được sâu.

Không uống nước vào buổi sáng: Cơ thể sau một đêm ngủ dậy đã tiêu hao hết lượng nước hôm trước nên cần được bổ sung vào sáng hôm sau để thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc chất thải. Một ly nước ấm uống vào buổi sáng sẽ giúp bổ sung lượng nước, giúp làm giảm độ dính của máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc đi những chất thải trong máu.

Các nhà khoa học khuyến cáo những người thường xuyên không uống nước vào buổi sáng dễ bị khô và nứt môi, viêm họng, táo bón, nước tiểu màu vàng. Tình trạng sẽ càng nặng hơn với người bị bệnh tim hoặc mạch máu.

Uống nhiều nước sau vận động: Nhiều người sau khi vận động, thể dục có thói quen uống rất nhiều nước. Điều này rất có hại vì khi vận động phần lớn máu chảy về các cơ bắp, lúc này máu chảy đến dạ dày giảm. Khi uống quá nhiều nước sẽ tạo cảm giác nặng nề, tức bụng, ảnh hưởng đến hô hấp.

Uống nhiều nước khi vận động nhiều cũng là một sai lầm nghiêm trọng bởi có thể gây ra hiện tượng hạ natri trong máu (ngộ độc nước), khiến các tế bào bị sưng, và thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, hãy nghỉ ngơi một chút rồi uống nước để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi và uống từ từ.

Uống nước dừa theo những cách này chỉ 'rước họa vào thân'

Uống nước dừa theo những cách này chỉ 'rước họa vào thân'

Nước dừa là loại nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa thích trong mùa hè. Tuy nhiên, uống nước dừa sai cách có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Điều không ngờ ít ai biết khi uống nước chanh

Điều không ngờ ít ai biết khi uống nước chanh

Bắt đầu mỗi buổi sáng với một ly nước chanh ấm được rất nhiều về lợi ích sức khỏe nếu duy trì được thói quen này.

Uống nước - thừa, thiếu đều nguy

Uống nước - thừa, thiếu đều nguy

Cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm, mất tới 20% lượng nước dễ dẫn tới tử vong. Uống quá nhiều nước, có thể bị ngộ độc nước.

Những thực phẩm ăn xong dứt khoát không nên uống nước

Những thực phẩm ăn xong dứt khoát không nên uống nước

Chúng ta thường được khuyên không nên uống nước sau khi ăn một số loại thực phẩm như dưa hấu, dưa chuột, cam, dứa, bưởi…

Dừng uống nước ngay khi cơ thể có những biểu hiện này

Dừng uống nước ngay khi cơ thể có những biểu hiện này

Thông thường, uống nước rất tốt. Nhưng uống nhiều nước quá có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.

(Theo Tiền phong)